Theo thống kê giá nông sản hôm nay 29/5/2019, giá cà phê Tây Nguyên tăng nhẹ 100 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua 28/5.
Giá cà phê hôm nay 29/5: Tăng nhẹ 100 đồng/kg, dao động từ 31.200-32.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay tăng 100 đồng/kg lên mức 31.200 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê tăng 100 đồng/kg lên dao động ở mức 31.300 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê cũng tăng 100 đồng/kg lên mức 31.900 đồng/kg. Còn tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê tăng 100 đồng/kg đang ở mức 32.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, Kon Tum giá cà phê hôm nay đồng loạt tăng 100 đồng/kg lên lần lượt là mức 31.700 đồng/kg và 31.800 đồng/kg.
Toàn miền có duy nhất tỉnh Gia Lai giá tiêu không có biến động dao động ở mức 31.800 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng 31.200-32.000 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London tăng nhẹ. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang tăng, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 tăng 4 USD (mức tăng 0,29%) đứng ở mức 1.372USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 7/2019 tăng 2,75 USD (mức tăng 2,95%) đứng ở mức 96,05 cent/lb.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), do giá cà phê liên tục giảm xuống dưới giá thành nên nhiều nông dân đã quyết định trữ cà phê lại, không tiếp tục bán ra thị trường nhằm đợi giá hồi phục. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới xuất khẩu khi sản lượng cà phê xuất khẩu từ đầu năm đến nay.
Cụ thể, xuất khẩu cà phê tháng 4/2019 ước đạt 141.000 tấn với giá trị đạt 236 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 4 tháng đầu năm 2019 ước đạt 629.000 tấn và 1,1 tỷ USD, giảm 13,4% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Điều đáng nói là giá cà phê năm 2018 đã được xem là mức thấp kỷ lục từ trước đến nay, nghĩa là khi giá năm nay tiếp tục giảm, từ nông dân trồng cà phê đến các đại lí, doanh nghiệp đều không có lãi, thậm chí thua lỗ.
Nhằm hạn chế rủi ro cho người trồng cà phê, thời gian qua, một số tỉnh Tây Nguyên đã khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích; tăng cường xen canh cây cà phê với một số loại cây ăn trái khác như sầu riêng, bơ, măng cụt, chanh leo, cây có múi; tích cực chăm sóc diện tích cà phê tái canh, tuyệt đối không bỏ bê vườn khiến cây héo rũ, chết dần…; nâng cao chất lượng thu hái, bảo quản và chế biến nhằm gia tăng chất lượng và giá trị cà phê nhân.