Thứ 6, 22/11/2024, 15:31 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vụ pate Minh Chay: Thêm người ngộ độc cả tháng mà không biết

Vụ pate Minh Chay: Thêm người ngộ độc cả tháng mà không biết
(Tieudung.vn) - Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thông tin về bệnh nhân thứ 10 liên quan đến ngộ độc pate Minh Chay.

Ngày 12/9, các bác sĩ khoa Bệnh Nhiệt đới, Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh, cho biết đơn vị này tiếp nhận thêm bệnh nhân bị ngộ độc pate Minh Chay. 

Trước đó, bệnh nhân đã trải qua khoảng một tháng điều trị yếu liệt cơ tại bệnh viện tỉnh. Dù điều trị, theo dõi thời gian dài, các bác sĩ tại đây chưa chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này của người bệnh.

Vụ pate Minh Chay: Thêm người ngộ độc cả tháng mà không biết

Thêm 1 bệnh nhân ngộ độc sau khi ăn Pate Minh Chay. Ảnh: TL.

Gần đây, các thông tin về pate Minh Chay lan truyền trên truyền thông, nghi ngờ người này ngộ độc botulinum, bác sĩ tuyến dưới đã chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ban đầu, bệnh nhân được chuyển đến khoa Nội thần kinh do yếu liệt chi. Tuy nhiên, các bác sĩ tại đây không tìm thấy dấu hiệu bất thường và nghi ngờ nguyên nhân khác. Sau khi hội chẩn liên khoa, các bác sĩ quyết định đưa bệnh nhân đến đơn vị Chống độc, khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo dõi tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ khoa Bệnh Nhiệt đới nhận thấy dấu hiệu điển hình của ngộ độc do vi khuẩn Clostridium botulinum.

Theo TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện các bệnh nhân bị ngộ độc không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chưa thể quay trở lại cuộc sống bình thường và theo dõi, điều trị và phải thở máy kéo dài vài tháng.

Như vậy, tính đến nay, tại TP Hồ Chí Minh, các bệnh viện đã tiếp nhận tổng cộng 10 trường hợp bị ngộ độc Clostridium botulinum vì sử dụng pate Minh Chay. Trong đó, 7 người vào Bệnh viện Chợ Rẫy, 2 người nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và 1 người điều trị ở Bệnh viện Nhân Dân 115.

Được biết, hiện tại, các bệnh nhân bị ngộ độc bởi pate Minh Chay đều không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chưa thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Dự kiến, thời gian các bệnh nhân được theo dõi, điều trị và thở máy kéo dài vài tháng.

Hiện Việt Nam không có sẵn loại thuốc kháng độc tố botulinum. Các bác sĩ buộc phải tiến hành nhiều biện pháp điều trị hỗ trợ để cứu bệnh nhân, bao gồm thở máy, tăng cường dinh dưỡng, thay huyết tương, lọc máu, tập vật lý trị liệu...

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.08895 sec| 780.258 kb