Rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, táo bón,…) thường do thay đổi nhịp sống như đi lại, căng thẳng hay thay đổi thói quen, chế độ ăn uống. Trong hầu hết các trường hợp, những vấn đề về nhu động ruột và tiêu hóa có thể được cải thiện bằng cách thay đổi thói quen ăn uống như tăng tỷ lệ chất xơ trong khẩu phần.
Chất xơ có nguồn gốc thực vật và được chia làm 2 loại theo khả năng hòa tan trong nước: chất xơ hòa tan (ví dụ: pectin, chất nhầy) và chất xơ không hòa tan (lignin cellulose,…). Sau đây là 9 loại thực phẩm nên được bổ sung vào khẩu phần ăn nhằm đảm bảo “một hệ tiêu hóa khỏe mạnh”.
Cà rốt là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Cà rốt
Cà rốt giàu chất xơ (pectins) giúp điều chỉnh quá trình vận chuyển đường ruột dù bạn bị tiêu chảy hay táo bón. Với cà rốt không chỉ dùng để chế biến món ăn mà còn có thể ăn sống hoặc làm nước sinh tố. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá lạm dụng cà rốt.
Cần tây
Hàm lượng nước cao của cần tây làm tăng hàm lượng chất lỏng trong cơ thể giúp phân hủy thực phẩm để hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp tiêu hóa dễ dàng và ngăn ngừa táo bón.
Sữa chua
Sữa chua chứa các men vi sinh, là những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, giúp cải thiện tiêu hóa và giữ cho hệ đường ruột luôn khỏe mạnh. Probiotic có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.
Tuy nhiên, không phải tất cả sữa chua đều chứa men vi sinh
Táo
Táo là loại quả chứa một nguồn pectin phong phú. Đây là một chất xơ hòa tan. Pectin làm tăng khối lượng phân và di chuyển qua đường tiêu hóa, thường được sử dụng để chữa táo bón và tiêu chảy. Pectin trong táo cũng được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, cũng như viêm trong ruột kết.
Thì là
Thì là thường được sử dụng như một cách tăng thêm hương vị cho thực phẩm. Hàm lượng chất xơ trong thì là giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện đường tiêu hóa. Đồng thời, thì là cũng chứa một chất chống co thắt giúp thư giãn các cơ trơn trong đường tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, đau bụng.
Kefir (Nấm sữa)
Nấm sữa là một loại đồ uống lên men vi sinh như sữa chua, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa đường sữa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nấm sữa làm gia tăng các lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh, cải thiện tiêu hóa và tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
Nấm sữa cũng giúp giảm viêm trong ruột, tăng cường hơn nữa quá trình tiêu hóa.
Hạt chia
Hạt chia là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Khi được nạp vào cơ thể, hạt chia hình thành một chất giống như gelatin trong dạ dày. Chất này hoạt động như một prebiotic, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột.
Trà Kombucha
Trà Kombucha là một loại trà lên men. Trà Kombucha được lên men bằng cách thêm các chủng vi khuẩn, đường và men vào trà đen hoặc trà xanh. Quá trình lên men có thể diễn ra từ 1 tuần trở lên.
Một loạt các vi khuẩn sinh học được tạo ra trong quá trình lên men, góp phần cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Ngoài ra, trà Kombucha còn có tác dụng chữa lành vết loét dạ dày.
Đu đủ
Đu đủ là một trong những loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, có chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là papain. Papain góp phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ các sợi protein. Papain cũng có thể làm giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích (IBS), chẳng hạn như táo bón và đầy hơi.