Duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể
Bạn cần chú ý nếu cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều. Nguồn ảnh: Internet
Mùa hè nóng khiến nhiệt độ môi trường tăng cao, chính vì vậy cơ thể bạn sẽ tự sản sinh ra mồ hôi để duy trì sự ổn định cơ thể. Mồ hôi tạo ra độ ẩm trên da, khi bay hơi có hiệu quả làm mát cho cơ thể.
Bên cạnh thời thiết, một số người khi ăn đồ cay nóng hoặc khi bạn bị sốt cũng thường đổ nhiều mồ hôi,... Việc đổ mồ hôi trong những trường hợp này đều bình thường và không cần quá lo ngại quá nhiều về vấn đề sức khỏe, trừ khi bạn đổ quá nhiều mồ hôi.
Mang thai hoặc mãn kinh
Khi phụ nữ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố sẽ gây ra những thay đổi khác biệt, có thể ảnh hưởng đến hệ nội tiết và gây ra tình trạng toát mồ hôi nhiều hơn bình thường. Những cơn toát mồ hôi như tắm cũng có thể là những cơn bốc hỏa mà hơn 85% phụ nữ trải qua vào thời kỳ mãn kinh.
Rối loạn tuyến giáp
Cường giáp làm tăng tốc độ của quá trình trao đổi chất và có thể gây giảm cân, nhịp tim bất thường và đổ mồ hôi nhiều.
Rối loạn giấc ngủ
Đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ, có thể gây tắc nghẽn đường thở khi ngủ và làm chậm hoặc trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ngừng thở.
Hạ đường huyết
Lượng đường trong máu thấp có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm tăng bài tiết hormone adrenaline, gây đổ mồ hôi nhiều, tim đập nhanh… Nếu đường huyết hạ xuống quá thấp, bạn sẽ dễ bị chóng mặt, ngất xỉu. Nếu bạn hay bị hạ đường huyết, hãy nhớ luôn mang theo một ít kẹo bánh hoặc socola để khi thấy cơ thể rơi vào tình trạng khó chịu, hãy ăn ngay một ít đồ ngọt để khắc phục các triệu chứng này.
Ung thư
Tình trạng mồ hôi tăng tiết bất thường, đặc biệt là vào ban đêm, có thể là một triệu chứng sớm của bệnh ung thư. Các bệnh ung thư như u lympho, bệnh bạch cầu, u tế bào crom… thường gây đổ mồ hôi nhiều, đi kèm với sưng hạch, sốt cao, ớn lạnh, người mệt mỏi…