Kiểm tra nhiệt độ của con bằng tay
Mẹ không nên kiểm tra nhiệt độ bằng tay. Nguồn ảnh: Internet
Thông thường, nhiệt độ của trẻ nhỏ sẽ dao động trên dưới 37 độ C một chút. Vì vậy, nếu cha mẹ chỉ kiểm tra nhiệt độ của con bằng tay thì sẽ không thể nào phát hiện ra được những cơn sốt nhẹ.
Do đó, tốt nhất, cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế. Đối với bé dưới 3 tháng tuổi, đo nhiệt kế ở hậu môn sẽ cho biết chính xác nhiệt độ của bé giúp cha mẹ có thể kịp thời xử lý nếu bé bị sốt.
Mặc bỉm quá chật
Mua sắm bỉm dự trữ sẵn vào mỗi dịp giảm giá là một phương thức nuôi con tiết kiệm của cha mẹ thông minh. Tuy nhiên, các bé thường lớn rất nhanh, khoảng 140 – 200 gram/tuần, nên nếu cha mẹ mua quá nhiều bỉm dự phòng thì có khả năng số bỉm đó sẽ chật khi con đã lớn hơn 1 size. Vì vậy, khi mua sắm cho con, cha mẹ nên tính toán trừ hao ra nhé.
Vắt sữa vào bình cho con bú
Thông thường, trẻ mới bắt đầu làm quen với bầu sữa mẹ sẽ rất khó bú. Vì vậy, nhiều mẹ vắt sữa vào bình. Mặc dù không gây nguy hiểm, cách này khiến bé thích bú bình hơn là trực tiếp. Khi trẻ không bú mẹ, bầu sữa không được kích thích thường xuyên khiến lượng sữa giảm sút.
Cho con ăn quá nhiều
Em bé khóc không có nghĩa là bé thấy đói. Đó có thể là do bé bị đau hoặc chỉ vì muốn nhìn thấy mẹ. Nhưng đôi khi, nhiều mẹ cố gắng dỗ trẻ nín bằng cách cho bé ăn. Nhưng nếu trẻ không bị đói, việc ép ăn quá nhiều so với nhu cầu của bé có thể gây ra sự khó chịu trong dạ dày, đầy bụng và nôn trớ.
Vì vậy, đừng bắt ép nếu con không muốn ăn. Nếu nghĩ rằng con ăn chưa đủ no, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.
Không tắm cho trẻ sơ sinh vì sợ lạnh
Không cần tắm hàng ngày nhưng trẻ sơ sinh vẫn cần được tắm để tránh nhiễm khuẩn và bảo đảm vệ sinh. Mẹ nên tắm cho bé khoảng 1-3 lần/tuần.
Lưu ý: Để tránh làm con nhiễm lạnh, mẹ không nên để bé tắm quá lâu, không quá 5 phút. Với những bé trên 3 tháng tuổi, thời gian tắm có thể dài hơn, khoảng 10 phút để bé tập làm quen với nước.
Ngay sau khi tắm cho bé, mẹ nên ủ ấm và xoa dầu cho bé, đề phòng nhiễm lạnh, cảm cúm.