Thứ 6, 22/11/2024, 12:45 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Sai lầm khi ăn dặm khiến trẻ ngày càng còi cọc

Sai lầm khi ăn dặm khiến trẻ ngày càng còi cọc
(Tieudung.vn) - Thời điểm ăn dặm là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nên mẹ cần hết sức chú ý.

Nghiền nhuyễn mọi thức ăn

Sai lầm khi ăn dặm khiến trẻ ngày càng còi cọc

Nghiền quá nhuyễn thức ăn cũng không phải tốt đâu mẹ nhé.

Trẻ nhỏ chưa có răng hoặc do răng còn yếu nên khá lười nhai. Chính vì vậy, rất nhiều người nghĩ rằng nếu xay nhuyễn đồ ăn bằng máy xay sinh tố thì trẻ sẽ dễ nhai, dễ tiêu hóa hơn. Nhưng trên thực tế, nếu mẹ thường xuyên cho bé ăn mọi thức ăn nghiền nát càng làm cho bé lười nhai hơn. Bên cạnh đó, việc bé không nhai cũng sẽ không khiến cho dich vị dạ dày tiết ra, làm bé không cảm thấy ngon miệng, ăn uống khó tiêu hơn.

Không cho dầu ăn vào cháo

Một trong những sai lầm của các bà mẹ khi cho con ăn dặm là không cho dầu ăn vào nấu cháo, bột. Điều này sẽkhiến trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ năng lượng. Ngoài ra, khi món cháo không có dầu ăn sẽ khiến cơ thể của bạn khó hấp thu các dưỡng chất hơn rất nhiều.

Thần thánh hóa" nước hầm xương

Nhiều mẹ quan niệm nước hầm xương ống chứa nhiều canxi, tốt cho sự phát triển. Tuy nhiên, đó là sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Trên thực tế, nước xương tạo cảm giác ngon miệng nhưng "nghèo" canxi hơn cả thịt. Chưa kể, trẻ muốn hấp thu được canxi thì tỷ lệ canxi và phốt pho phải cân đối. Nhưng trong nước xương, lượng phốt pho rất thấp.

Theo nghiên cứu INCAP Oriente của Viện Dinh dưỡng Trung Mỹ và Panama (Mỹ), chiều cao lúc 3 tuổi quyết định tầm vóc khi trưởng thành. Nếu trẻ bổ sung đủ canxi, cao 94,5 cm lúc 3 tuổi, khi trưởng thành sẽ có vóc dáng 1m71.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn phần thịt, cá, tôm, trứng (xay, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn) để bổ sung đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng khác để con có thể đạt được chiều cao lý tưởng thay vì thần thánh hóa nước hầm xương.

Cho trẻ ăn quá mặn

Sai lầm lớn nhất chị em hay mắc phải khi nấu cháo cho trẻ là cho thêm quá nhiều gia vị, nào là nước mắm, muối, bột ngọt... Nhưng theo các chuyên gia, trẻ từ 1 tuổi trở lên mới nên ăn thức ăn có gia vị. Trước đó, trẻ nên ăn với vị nguyên bản. Bởi ăn gia vị sớm dễ gây rối loạn vị giác, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng chán ăn và biếng ăn ở trẻ.

Không những vậy, việc ăn quá nhiều muối có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.

Mẹ ép bé ăn nhiều

Có bà mẹ con mới 6 tháng nhưng đã bắt bé ăn mỗi ngày 3 bữa bột/cháo xay, mỗi lần lưng chén cỡ chén cơm Minh Long. Nếu bé ăn không hết mẹ lại than thở: “bé nhà mình ăn được có nửa chén, mà lần nào ăn xong cũng ói lên ói xuống”. Có mẹ cho con ăn nhiều do bà nội bảo phải ăn nhiều chắc bụng bé mới ngủ ngon.

Thực tế, bé mới ăn dặm chỉ ăn được loại bột ngọt và chỉ ăn được từ 100 - 150ml bột lỏng/ngày (bé 6-8 tháng). Mẹ chỉ nên cho bé ăn bột mặn khi bé trên 8 tháng tuổi. Khi bé trên 1 tuổi mới nên cho bé ăn ngày 3 cữ, mỗi bữa khoảng 200 ml và từ 18 tháng trở lên mẹ mới nên tập cho bé ăn cơm nát ít một.

Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.22136 sec| 779.992 kb