Ngộ độc thực phẩm (hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực) không phải là một vấn đề hiếm gặp. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn (cấp tính) và khá nghiêm trọng, có thể gây đe dọa tính mạng, cần được cấp cứu can thiệp kịp thời.
Rất nhiều người hiểu lầm về ngộ độc thực phẩm.
Cho rằng ngộ độc thực phẩm dễ phát hiện
Nhiều người cho rằng ngộ độc thực phẩm thật sự dễ phát hiện. Thực tế, ngộ độc thực phẩm chưa chắc dễ phát hiện. Bởi vi khuẩn gây bệnh Staphylococcus aureus thường phát tác trong 1 - 6 tiếng. Còn nhóm vi khuẩn Noroviruses lại gây ra triệu chứng trong vòng 12 - 48 giờ.
Riêng E. coli O157:H7 thường có ở thịt bò tái, rau sống hoặc các đồ uống không pha chế,... sẽ xuất hiện triệu chứng trong vòng từ 1 đến 8 ngày. Chính vì thế bạn sẽ rất khó phát hiện ra khi nào bị ngộ độc thực phẩm nếu không có triệu chứng cụ thể.
Chủ quan khi ăn hoa quả bóc vỏ không lo bị ngộ độc
Lại thêm một hiểu lầm thường gặp về ngộ độc thực phẩm. Thực tế thì, bạn hoàn toàn có thể bị ngộ độc do ăn các loại quả dưa chuột, dưa hấu, cam, quýt, ngay cả khi đã gọt vỏ. Hoá chất và vi khuẩn có thể lan truyền từ vỏ vào bên trong thịt quả, khi bạn cắt chúng.
Do đó, tốt hơn hết bạn hãy rửa sạch tất cả thực phẩm và ngâm nước muối. Kể cả với các loại quả gọt vỏ cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, không nên rửa thực phẩm bằng xà phòng bởi hoá chất có thể lưu lại trên thức ăn, khiến chúng không an toàn.
Cho rằng các triệu chứng ngộ độc thực phẩm luôn giống nhau
Đây là hiểu lầm thường gặp về bệnh thuỷ đậu khi bạn chưa tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào mầm bệnh bị nhiễm.
Chẳng hạn như, chủng vi khuẩn Clostridium perfringens thường sản xuất ra chất độc gây tiêu chảy liên tục. Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện trong vòng 8 - 12 giờ sau khi ăn. Một số thực phẩm có thể chứa mầm bệnh như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm... hoặc thực phẩm khô đã qua sơ chế.
Trong khi đó, khuẩn Salmonella lại có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút và sốt trong vòng 6 - 72 giờ. Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ớn lạnh và đau đầu. Chủng khuẩn này gây ngộ độc cho khoảng 40.000 người mỗi năm, thậm chí cao hơn.
Hậu quả nghiêm trọng nhất nó có thể gây ra là tình trạng đau khớp, kích ứng mắt, tiểu tiện buốt. Đặc biệt có thể dẫn đến viêm khớp mãn tính.
Rửa thịt có thể loại bỏ bất kỳ vi khuẩn có hại nào
Rửa thịt dưới vòi nước trước khi chế biến nghe giống như có thể loại bỏ bất cứ thứ gì có thể làm bạn bị bệnh nhưng thực sự thì hoàn toàn ngược lại. Nước từ các loại gia cầm hoặc hải sản sống có thể rơi vãi ra bồn rửa, bàn bếp và bất cứ vật dụng nào gần đấy, làm vi khuẩn lây lan. Do đó hãy bỏ qua vòi nước và cho vào chậu rửa riêng và sau khi rửa xong thịt, nhớ vệ sinh tay và các dụng cụ liên quan thật sạch sẽ.
Ăn lại thức ăn cũ miễn là hâm lại sẽ không gây ngộ độc thực phẩm
Nếu không muốn bị bệnh thì bạn cần loại bỏ ngay thói quen này. Một số vi khuẩn như Staphylococcus và Bacillus cereus s ản xuất ra độc tố không bị phá huỷ khi hâm lại. Độc tố có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Khi bạn ăn chúng sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Do đó, bạn không nên ăn thức ăn để ngoài quá 2 giờ nếu không được bảo quản đúng cách.
Người bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?
Khi bị trúng thực, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào và uống oresol để bù nước, điện giải. Tuy nhiên, với trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bạn không nên cố gắng ép trẻ nôn vì điều này rất dễ làm bé sặc.
Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để được điều trị.
Đâu là cách chữa ngộ độc thực phẩm hiệu quả?
Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị phù hợp. Chúng có thể gồm:
Bù nước và chất điện giải để khắc phục tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn
Uống thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây trúng thực đến từ vi khuẩn
Sử dụng một số loại thuốc như loperamide hoặc bismuth subsalicylate nếu bạn không sốt và không tiêu chảy ra máu