Thứ 6, 22/11/2024, 14:28 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Rạn da khi mang bầu và những điều bạn phải biết

Rạn da khi mang bầu và những điều bạn phải biết
(Tieudung.vn) - Bạn hãy ghi nhớ những điều dưới đây để giảm tình trạng rạn da khi mang bầu.

Dấu hiệu rạn da khi

rạn da
Rạn da khi là tình trạng nhiều người mắc phải.

Những vết rạn da khi mới hình thành thường kéo dài khoảng 5 - 10mm, có màu hồng, nâu đỏ, nâu sẫm tùy vào màu da của mẹ. Sau giai đoạn mang thai các vết rạn sẽ nhạt dần và chuyển sang màu xám hoặc trắng. Ngoài ra, thường các vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh nên bạn rất dễ dàng nhận biết. Tuy các vết rạn không gây cảm giác đau nhưng do sự căng và duỗi của da nên có thể gây cảm giác ngứa.

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu nằm trong các trường hợp sau thì cũng có nguy cơ bị rạn da cao hơn những người khác:

Di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái của bạn từng bị rạn da thì khả năng cao bạn cũng gặp tình trạng này khi mang thai.

Tuổi đời mang thai quá cao hoặc quá thấp: Mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi đều có nguy cơ khiến bạn bị rạn da bởi các vùng da vẫn chưa hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa dần.

Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì, tăng cân nhanh: Trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều sẽ khiến làn da mỏng hơn nên rất dễ bị rạn da.

Từng bị rạn da ở tuổi dậy thì: Ở tuổi dậy thì, các hormone sinh dục của cơ thể thay đổi bất thường, khi đó nếu trên cơ thể bạn xuất hiện các vết rạn thì khả năng cao là khi mang thai bạn sẽ gặp lại tình trạng này.

Thai nhi quá lớn: Cân nặng thai nhi càng lớn thì càng làm làn da vùng bụng bị kéo giãn thêm.

Da thiếu dưỡng chất: Nếu không chăm sóc da thường xuyên thì lan da sẽ nhanh bị lão hóa, ít tính đàn hồi, độ co giãn kém.

Lười tập thể dục thể thao: Mẹ bầu thường xuyên tập luyện thể dục thể thao trước và trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ bị rạn da thấp hơn hẳn người khác.

Cách phòng rạn da 

Bổ sung kẽm cho da

Thiếu kẽm da rất dễ bị rạn. Vì vậy mẹ bầu hãy bổ sung kẽm cho cơ thể. Mẹ có thể uống viên bổ sung kẽm nếu cần thiết. Tuy nhiên, mẹ nên uống theo đơn kê của bác sĩ.

Dùng dầu dừa

Dầu dừa có rất nhiều công dụng hữu ích trong ngăn ngừa rạn da, là công dụng tuyệt vời đối với , không chỉ có vậy dầu dừa còn rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Trong dầu dừa có đầy đủ các axit béo bão hòa, bao gồm chủ yếu là axit béo chuỗi trung bình. Các loại axit béo này không dễ bị oxy hóa, vì vậy sẽ không gây tổn hại đến tế bào gốc của da.

Các mẹ đang mang bầu nên dùng dầu dừa khi mang thai tháng thứ 4-5 và dùng hàng ngày mỗi buổi tối sau khi tắm để bôi lên da bụng. Với chị em đang cho con bú, có thể dùng dầu dừa bôi đầu ti để tránh bị nứt ti. Uống một thìa dầu dừa nhỏ mỗi sáng còn rất tốt cho sữa và làm nhiều sữa hơn. Phụ nữ mang thai chẳng may bị rạn da vẫn có thể dùng dầu dừa để hạn chế vết rạn và làm mờ dần vết rạn da. Mẹ có thể bôi trực tiếp dầu dừa lên vùng da cần bảo vệ. Tốt nhất là dùng ngay sau khi tắm để giữ độ ẩm và để dầu dừa hấp thụ vào da một cách dễ dàng.

Dùng các loại tinh dầu

Các loại dầu có lợi bao gồm: dầu ô liu, dầu Vitamin E, tinh dầu và dầu thầu dầu. Dầu Vitamin E có thể giúp cải thiện độ đàn hồi của da và do đó ngăn ngừa vết rạn da. Hầu hết các loại dầu này có lợi vì tính chất chống oxy hóa của chúng giúp cải thiện tế bào gốc của da.

Dầu oliu là loại dầu được nhiều mẹ bầu sử dụng nhất để chống rạn da khi mang thai. Mẹ có thể mua dầu oliu ở các siêu thị với giá thành không quá đắt. Để phòng chống hoặc trị rạn da, các mẹ có thể sử dụng một lượng nhỏ dầu bôi lên vùng ra cần điều trị, chà xát bằng đầu ngón tay theo chuyển động vòng tròn. Trong dầu oliu có vitamin E là chất giúp phòng chống lão hóa, phục hồi hư tổn trên da. Cũng có thể sử dụng mặt nạ oliu và cà phê đắp lên vùng da rạn 1 tuần 1 lần. Cách này vừa giúp tẩy da chết vừa mang lại làn da căng mịn. Nếu mát xa bằng dầu oliu hàng ngày kết hợp với sử dụng mặt nạ tự nhiên, sau 1 tháng các mẹ sẽ thấy kết quả rất tốt.

Tags:
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.15350 sec| 787.93 kb