Thứ 4, 09/10/2024, 19:55 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Những xét nghiệm quan trọng cần làm khi bước sang tuổi 40

Những xét nghiệm quan trọng cần làm khi bước sang tuổi 40
(Tieudung.vn) - Dưới đây là những xét nghiệm bạn cần làm khi bước sang tuổi 40.

Xét nghiệm mỡ máu

Trong khi lấy máu xét nghiệm, người bệnh cũng nên kiểm tra mức cholesterol của mình.

Cholesterol là một chất béo có trong máu. Cơ thể cần cholesterol để tạo ra các tế bào khỏe mạnh, nhưng nếu mức cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Mức cholesterol cao có thể làm mỡ tích tụ trong mạch máu. Về lâu dài, lớp mỡ này tích tụ nhiều hơn gây cản trở máu chảy qua động mạch.

Xét nghiệm mỡ máu, thường kết quả một bilan lipid gồm: Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-C (lipoprotein tỷ trọng cao) và LDL-C (lipoprotein tỷ trọng thấp).

Trong đó, nồng độ cholesterol, LDL-C và triglyceride tăng cao làm tăng nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch, đột quỵ… Riêng chất mỡ HDL-C tăng có bảo vệ tim mạch.

Những xét nghiệm quan trọng cần làm khi bước sang tuổi 40

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Xét nghiệm men gan

Những bệnh lý gan thường gặp như: Viêm gan do siêu vi, viêm gan do rượu bia, viêm gan do ký sinh trùng, gan nhiễm mỡ… Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế những biến chứng như: xơ gan, ung thư gan… Khi có thương tổn tế bào gan, một số chất tăng lên trong máu.

Tối thiểu, bạn nên làm các men gan, gồm: SGOT (Aspart transaminase), SGPT (Serum glutamic pyruvic transaminase) và GGT (Gama glutamyl transpeptidase).

Xét nghiệm chức năng thận

Do những bệnh lý về thận ở giai đoạn sớm, có triệu chứng không rõ ràng và khó nhận biết, đặc biệt ở người mắc bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp lâu ngày không được điều trị triệt để dễ dẫn đến suy thận.

+ Tối thiểu, bạn nên làm xét nghiệm, gồm: Ure và Creatinine

Dựa trên giá trị creatinine và các thông số khác, các chuyên gia y tế sẽ sử dụng công thức để tính ra giá trị cụ thể của mức lọc cầu thận (GFR: Glomerular filtration rate), từ đó nhằm đánh giá bạn có bị suy thận  không, nếu suy thận, thì suy thận giai đoạn mấy.

Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt - PSA (chỉ dành cho nam giới)

Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) là một loại protein được sản xuất bởi tuyến tiền liệt ở nam giới. Mức độ tăng cao có thể gợi ý phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Mức PSA cũng có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả của các phác đồ điều trị đối với các bệnh liên quan tới tuyến tiền liệt.

Nồng độ PSA tăng cao không nhất thiết là dấu hiệu của uung thư tuyến tiền liệt và không phải lúc nào ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể đi kèm với biểu hiện của PSA. Mức độ có thể tăng lên khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt bị viêm.

Một chế độ ăn uống lành mạnh kiểu Địa Trung Hải có thể bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh khác liên quan đến lão hóa.

Siêu âm vú và chụp nhũ ảnh ở nữ giới

Riêng nữ từ 40 tuổi trở đi, tầm soát vú rất quan trọng để phát hiện sớm các bất thường của tổ chức vú: nốt vôi hóa, u cục, ung thư vú và các bệnh lý vú khác.

Tối thiểu, bạn phải làm cả siêu âm vú và chụp nhũ ảnh (mammography) để khỏi bỏ sót thương tổn, nhất là trong giai đoạn sớm.

Siêu âm tuyến giáp và động mạch cảnh

Khi lớn tuổi, bạn cũng cần tầm soát tuyến giáp và động mạch cảnh qua siêu âm.

siêu âm tuyến giáp có thể phát hiện sớm các thương tổn u cục và các bất thường khác của tuyến giáp.

Siêu âm động mạch cảnh có thể cung cấp các kết quả huyết động, độ dày thành động mạch cảnh và tình trạng xơ vữa trong lòng mạch, giúp các bệnh lý liên quan, như đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

Tags:
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.04067 sec| 785.766 kb