Người bị bệnh dạ dày
Mận có tính axit cao, gây hại cho dạ dày, khiến bệnh ngày càng nặng hon. Do vậy, những người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày như ợ chua, ợ nóng, viêm, loét và đau dạ dày cần tuyệt đối không nên ăn. Đặc biệt, là ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Những người đang dùng thuốc
Mặc dù mận nhiều chất dinh dưỡng, lại mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng những người đang sử dụng thuốc tuyệt đối không nên ăn loại quả này nếu không muốn bị ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
Bà bầu, người nóng trong
Đông y cũng khẳng định, ăn quá nhiều mận có thể gây ra hiện tượng nóng trong, sinh nhiệt và gây nên mụn nhọt trong cơ thể. Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt nóng hơn người bình thường chính vì vậy nên tránh ăn mận kẻo sinh phát ban hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Người tiểu đường
Ăn mận quá chín có thể ảnh hưởng đến đường huyết, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường khi ăn mận cũng cần chú ý liều lượng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp cụ thể.
Người mắc bệnh thận
Lượng oxalate dồi dào trong quả mận có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này sẽ gây ra hiện tượng kết tủa trong thận, sau một thời gian dài có thể gây ra sỏi thận và sỏi bàng quang. Khuyến cáo, những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.
Người chuẩn bị phẫu thuật
Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên tiêu thụ mận. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh dừng ăn mận 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Ăn mận sao cho đúng cách?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, bạn không nên ăn quá 10 quả mận 1 ngày dù có thích đến đâu để tránh tổn hại sức khỏe. Để an toàn hơn cho sức khỏe, trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối pha loãng.
Nên chọn những quả mận có lớp phấn trắng bao phủ lớp vỏ ngoài, vỏ của mận ngon thường căng mọng, nhẵn bóng. Mận tươi có cuống tươi, hoặc nguyên chùm, nắn không bị mềm.
Trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối pha loãng để an toàn hơn.
Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn mận đã chín vì chất đường trong mận có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Đặc biệt, không nên ăn nhân hạt mận bởi vì amygdalin chứa trong nhân hạt sau khi chúng ta ăn vào sẽ bị amygdalinase và axit dịch vị phân hủy thành acid cyanhydric. Chất này gây ức chế men cytochrome oxydase khiến người ăn phải dễ gặp các triệu chứng rối loạn hô hấp như khò khè, khó thở,...