Sữa bò
Ăn sầu riêng rồi uống sữa bò nếu nhẹ thì chỉ gây ra cảm giác khó chịu, nặng hơn thì gây ngộ độc, huyết áp tăng vọt. Nếu bạn muốn uống sữa bò thì cần cách nhau khoảng 8 tiếng sau khi ăn sầu riêng để có thể đảm bảo an toàn sức khỏe.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Cà phê
Nếu bạn vừa nhâm nhi một tách cà phê nhưng bất chợt lại thích ăn sầu riêng, hãy cân nhắc. Bởi vì, cà phê chứa caffeine, sầu riêng lại có một lượng lưu huỳnh lớn.
Sự liên kết của 2 chất này có thể gây ức chế hoạt động của men aldehyde dehydrogenase. Điều này sẽ dẫn đến các chất oxy hóa trong tế bào không thể chuyển hóa. Từ đó, có thể sẽ xảy ra các vấn đề xấu cho sức khỏe.
Các loại hải sản
Hải sản như cua, ghẹ,… được xếp thành các loại thực phẩm có tính hàn. Bởi thế mà hải sản không thể kết hợp được với sầu riêng. Khi hấp thụ cả 2 cùng lúc rất dễ khiến cho bạn bị lạnh bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Gia vị cay nóng
Đồ gia vị cay nóng như tỏi, ớt, gừng,… cũng được xếp trong những thứ kị với sầu riêng. Khi chúng kết hợp với nhau thì vị cay sẽ làm át đi hương vị vốn có của sầu riêng, thậm chí còn gây nóng trong, nhiệt miệng, bị khó tiêu nữa.
Thịt đỏ
Một số loại thực phẩm khác không nên ăn chung với sầu riêng đó chính là thịt bò, cừu, dê… Vì sầu riêng chứa rất nhiều calo, carbohydrate. Khi được kết hợp chung một lượng lớn protein từ các loại thịt đỏ sẽ tạo áp lực lớn lên hệ tiêu hóa. Đồng thời, lượng lượng và đạm động vật trong những thực phẩm này còn gây hại sức khỏe cho tim mạch.
Coca
Trong coca có ga và cả caffeine. Nếu kết hợp coca với sầu riêng sẽ xảy ra một số phản ứng hóa học với nhau. Chúng sẽ tạo nên các chất độc hại dẫn đến nhồi máu cơ tim thậm chí là tử vong.
Rượu bia
Theo các chứng minh cho thấy, sầu riêng không được kết hợp chung với các thức uống có cồn. Những hợp chất lưu huỳnh ở sầu riêng sẽ ngăn chặn enzym phân hủy rượu, gây tăng nồng độ cồn máu trong cơ thể. Từ đó tạo ra một số phản ứng như buồn nôn, nôn mửa và tim đập nhanh. Đặc biệt nhất là gây ngộ độc cho cơ thể.
Lưu ý khi ăn sầu riêng
Mặc dù sầu riêng rất ngon, bạn không nên ăn quá nhiều. Hạn chế tiêu thụ khoảng 1-2 múi mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ như nóng trong người, nổi mụn, và nhiệt miệng. Việc ăn quá nhiều sầu riêng có thể dẫn đến tăng cân do hàm lượng calo và chất béo cao.
Không nên ăn sầu riêng cùng với rượu, bia, trà đậm, hoặc cà phê. Sầu riêng chứa lượng dầu có sulfur cao, có thể gây ngộ độc khi kết hợp với các chất kích thích này, dẫn đến buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi. Các chất kích thích này có thể làm tăng tác dụng nóng của sầu riêng, gây khó chịu cho cơ thể.
Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hoặc bệnh thận nên hạn chế ăn sầu riêng. Hàm lượng đường và kali cao trong sầu riêng có thể làm tăng đường huyết và huyết áp, cũng như gây nguy hiểm cho tim mạch. Người bệnh thận cần đặc biệt cẩn trọng vì lượng kali cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn sầu riêng vì nó có thể gây khó tiêu và tăng huyết áp. Trẻ nhỏ cũng không nên ăn quá nhiều sầu riêng do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ gây đầy bụng, khó tiêu và nóng trong người.
Để giảm thiểu tác dụng nóng của sầu riêng, bạn có thể kết hợp ăn sầu riêng với các loại thực phẩm mát như măng cụt. Măng cụt có tác dụng làm mát, giúp cân bằng nhiệt trong cơ thể sau khi ăn sầu riêng.
Không nên ăn sầu riêng vào buổi tối vì dễ gây đầy bụng và khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thời điểm tốt nhất để ăn sầu riêng là vào buổi sáng hoặc trưa, khi hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ nhất.