Mướp đắng
Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) là loại quả có tính hàn, thường được biết đến với khả năng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mướp đắng chứa nhiều hoạt chất có lợi như alkaloids, saponins và cucurbitacin, giúp tăng cường chức năng gan, làm sạch máu và giảm viêm hiệu quả.
Ngoài ra, mướp đắng còn hỗ trợ giảm lượng đường huyết, phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Cách sử dụng phổ biến là ép lấy nước uống hoặc chế biến thành các món canh, món xào để dễ ăn hơn mà vẫn giữ nguyên giá trị thanh lọc.
Lưu ý: Người huyết áp thấp không nên ăn quá nhiều mướp đắng vì có thể gây tụt huyết áp.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Rau dền
Rau dền đỏ là loại rau mùa hè có màu tím đỏ đặc trưng nhờ chứa nhiều betacyanin, hợp chất chống ôxy hóa mạnh, tương tự như trong củ dền.
Theo nghiên cứu từ National Institutes of Health (NIH) cho biết, rau dền đỏ có khả năng giảm stress ôxy hóa tại gan, ngăn ngừa tổn thương tế bào gan do độc tố môi trường hoặc rối loạn chuyển hóa.
Bên cạnh đó, rau dền đỏ giàu vitamin A, C, sắt, magie và chất xơ hòa tan, giúp giảm cholesterol, cải thiện men gan và hỗ trợ điều hòa glucose máu, yếu tố quan trọng trong phòng ngừa gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận rau dền là một trong 10 loại rau có khả năng chống viêm cao nhất trong số các loại rau nhiệt đới.
Cải xoong
Cải xoong là loại rau giàu vitamin A, C và khoáng chất có khả năng trung hòa độc tố, bảo vệ tế bào gan khỏi các tác nhân oxy hóa. Loại rau này không chỉ giúp làm mát cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi gan và thận.
Một điểm cộng lớn là cải xoong giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ nhu động ruột và giảm các triệu chứng nóng trong người. Bạn có thể dùng cải xoong để trộn salad, nấu canh hoặc xay sinh tố. Để đạt hiệu quả tối ưu, nên ăn cải xoong tươi, rửa sạch kỹ và sử dụng ngay trong ngày.
Rau muống
Rau muống là loại rau có mặt trong hầu hết các bữa cơm của người Việt, đặc biệt là trong mùa hè. Không chỉ dễ trồng, dễ chế biến, rau muống còn mang lại nhiều lợi ích cho gan. Nhờ chứa nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa, rau muống giúp giảm nhiệt, hỗ trợ thanh lọc gan và chống viêm hiệu quả.
Đặc biệt, nước luộc rau muống có thể dùng làm nước uống thanh nhiệt rất tốt trong những ngày nóng. Bạn có thể chế biến rau muống thành các món luộc, xào tỏi, nấu canh chua hoặc dùng làm nguyên liệu cho món gỏi mát lành.
Mẹo nhỏ: Rau muống nên được rửa kỹ và ngâm nước muối loãng trước khi chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Rau bina
Rau bina (còn gọi là rau chân vịt hay cải bó xôi) là một trong những loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, với hàm lượng vitamin A, C, K cùng sắt, magie, mangan dồi dào. Những dưỡng chất này giúp gan chống lại quá trình oxy hóa, phục hồi các tế bào bị tổn thương và tăng cường chức năng giải độc.
Rau bina còn có tính mát, giúp làm dịu cơ thể, giảm mụn nhọt và tăng cường sức đề kháng trong mùa hè. Bạn có thể dùng rau bina để nấu canh, làm sinh tố xanh, salad hoặc xào với tỏi. Tuy nhiên, nên tránh ăn quá nhiều rau bina sống vì có thể gây gánh nặng cho thận do hàm lượng oxalat cao.
Trong những ngày nắng nóng gay gắt, việc chăm sóc gan đúng cách là yếu tố then chốt giúp cơ thể khỏe mạnh, tỉnh táo và tăng cường sức đề kháng. Chế độ ăn uống đa dạng và cân đối với sự kết hợp thông minh giữa các loại rau này sẽ giúp cải thiện sức khỏe gan và hỗ trợ quá trình phục hồi cho những người mắc bệnh gan. Hãy thêm những loại rau này vào thực đơn hàng ngày của bạn để duy trì sức khỏe gan tốt nhất có thể.