Dưa chuột có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lọc máu, làm tan acid uric và các urát, lợi tiểu và gây ngủ nhẹ. Quả bổ dưỡng và làm nhầy dịu; hạt làm mát, bổ, lợi tiểu.
Dưa chuột thường được chỉ định dùng trong các trường hợp sốt nhẹ, nhiễm độc đau bụng và kích thích ruột, thống phong, tạng khớp, sỏi, bệnh trực khuẩn coli. Dùng đắp trị ngứa, nấm ngoài da và dùng trong mỹ phẩm làm thuốc giữ da, làm kem bôi mặt.
Cách dùng: Để uống trong, dùng dưa chuột nấu ăn, có thể ăn sống, nhưng khi ăn nhiều lại gây khó tiêu. Để dùng ngoài, lấy dưa leo giã ra lấy dịch bôi hoặc lấy nước bôi, hoặc nấu dịch tươi pha cồn làm nước rửa mặt. Có thể chế thành dạng pomát làm dịu dùng trị bệnh ngoài da, nứt nẻ môi, giữ da mặt. Tuy nhiên, có một số người cần chú ý không ăn quả này để tránh bị bệnh nặng hơn.
Người lạnh bụng
Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.
Người đau dạ dày
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
Thai phụ
Thai phụ ăn quá nhiều dưa chuột có thể gây ra một số tình trạng khó chịu như gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí bị đau bụng.
Người mắc bệnh thận
Trong dưa chuột chứa nhiều kali. Vì thế những người mắc bệnh thận, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.
Người hay bị ngộ độc
Ngày nay, nhiều nơi trồng dưa chuột phun thuốc kích thích, trừ sâu bọ nên vẫn còn hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả dưa, khi ăn dễ gây ngộ độc.
Dưa chuột lợi tiểu
Ăn nhiều dưa chuột sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn. Do có nhiều chất xơ nên dưa chuột sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.