Thứ 6, 22/11/2024, 12:47 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bà bầu phù chân như thế nào thì nguy hiểm?

Bà bầu phù chân như thế nào thì nguy hiểm?
(Tieudung.vn) - Phù chân là hiện tượng bình thường trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu phù chân xuất hiện sớm trong các tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay.

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, phù chân có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng phù chân tay khi tháng cuối sẽ phổ biến hơn trong thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.

Bà bầu phù chân như thế nào thì nguy hiểm?

Bị phù chân khi mang thai biểu hiện rõ ràng nhất là phần từ cổ chân trở xuống, ở bàn chân bị sưng lên, phù nề, không gây đau đớn nhưng bất tiện và không thoải mái trong hoạt động hàng ngày.

Ở phụ nữ, nhất là các phụ nữ mang thai lần đầu, suy tĩnh mạch dễ dẫn đến phù chân nặng, thậm chí sưng phù. Suy giãn tĩnh mạch chân cũng có liên quan đến sự gia tăng lượng máu và nồng độ hormone cao gấp 100 lần so với bình thường.

Nguyên nhân gây phù chân ở

Bà bầu phù chân như thế nào thì nguy hiểm?

Phù chân tay khi mang thai tháng cuối phổ biến hơn so với những các tháng trước.

Những thay đổi trong máu: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.

Sự cản trở máu trở về tim: Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy trở về tim.

Rối loạn nội tiết: Khi mang thai trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân cho các bà bầu khiến bàn chân trở nên phù nề. Ngoài ra, nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.

Một số nguyên nhân gây phù chân khác ở bà bầu như: Do mang giày cao gót, do đứng lâu, chế độ ăn ít kali (Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể), tiêu thụ nhiều caffeine, ăn nhiều natri (muối), làm việc quá sức, thời tiết nóng bức cũng góp phần làm phù nề chân ở mẹ bầu.

Bà bầu bị phù chân có nguy hiểm không?

Bà bầu phù chân như thế nào thì nguy hiểm?

Trong một vài trường hợp mẹ bầu bị phù chân trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ lại là dấu hiệu báo trước của tiền sản giật.

Hiện tượng phù chân khi mang thai thường không gây hại nhiều đến sức khỏe mẹ bầu và những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé chào đời.

Trong một vài trường hợp mẹ bầu bị phù chân trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ lại là dấu hiệu báo trước của tiền sản giật. Khi bị phù chân tiền sản giật thì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé.

Do đó, trong quá trình mang thai, đặc biệt là phù chân tay khi mang thai tháng cuối đi kèm với các dấu hiệu sau đây thì mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện để kiểm tra:

-Chân, tay, mặt sưng lên một cách bất ngờ.

-Thai phụ bị đau đầu dữ dội.

-Thường nhìn mọi thứ xung quanh bị nhòe, chói. Đôi khi bà bầu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống và mẹ bị cao huyết áp trong thai kỳ.

-Bị đau ở các xương sườn.

-Có triệu chứng nôn mửa.

Ngoài ra, nếu một trong hai chân bị phù nhiều hơn chân còn lại và cảm thấy đau ở bắp chân cũng như đùi, bà bầu nên đến gặp bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của hình thành cục máu đông.

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.11208 sec| 776.836 kb