Thứ 6, 11/10/2024, 21:22 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Những lưu ý khi ăn hồng bạn phải biết

Những lưu ý khi ăn hồng bạn phải biết
(Tieudung.vn) - Bạn tuyệt đối không bao giờ được mắc phải những lỗi dưới đây khi ăn hồng nhé.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống.

Cứ vào độ tháng 9 – 10, nhắc đến những trái cây của mùa thu người ta lại không thể quên cái vị thơm ngọt, dòn dòn của trái hồng.

quả hồng
 

Quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn, có thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết… giúp giảm táo bón, đau nhức do hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao.

Quả hồng là loại quả ưa thích của khá nhiều người vì nó có vị ngọt, dễ ăn. Tuy nhiên, khi ăn chúng, bạn cần lưu ý những cấm kị sau đây:

Không ăn hồng sau khi ăn trứng

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

Không ăn hồng khi ăn canh cua

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Ăn hồng đúng cách

Thịt ngỗng giàu chất đạm, protein chất lượng cao. Protein khi gặp tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Hồng không tốt cho người bị tiểu đường

Độ đường trái hồng cao (10.8%) mà là loại đường "ăn hại" (surcose, fructose, glucose -- tuy rằng Glucose vẫn rất cần thiết cho tế bào). Vì vậy người bị tiểu đường nên hạn chế ăn hồng để đề phòng sẽ bị tăng đường trong máu

Không nên ăn khi thường xuyên táo bón

Chất tannin (tannic acid) của trái hồng khi gặp và hợp chung với Calcium, Zinc, Magnesium và vài khoáng chât khác, nó sẽ trở thành một hợp chất (compound) mà cơ thể ta không tiêu hóa được. Các chất này sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài, có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.

Không nên ăn khi bụng đói

Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.

Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.30507 sec| 789.383 kb