Người có vấn đề về thận
Những người mắc các vấn đề về chức năng thận, như suy thận, việc cung cấp quá nhiều vitamin D có thể gây ra tích tụ trong cơ thể, khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, gây thêm gánh nặng cho thận.
Tăng hàm lượng vitamin D trong cơ thể làm tăng canxi trong nước tiểu, có thể góp phần vào sự hình thành của một số loại sỏi thận.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Người có phản ứng dị ứng với vitamin D
Một số người có thể có dấu hiệu phản ứng dị ứng hoặc gặp tác dụng phụ khi sử dụng vitamin D, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, hoặc chóng mặt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ hoặc bất thường nào sau khi bổ sung vitamin D, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Người tiêu thụ lượng lớn vitamin D
Nếu tiêu thụ một lượng lớn vitamin D từ thực phẩm giàu vitamin D như cá béo, thực phẩm bổ sung và các sản phẩm chức năng, nên cân nhắc giảm lượng bổ sung từ các nguồn khác.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần lưu ý việc bổ sung vitamin D, vì nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ này có thể khác biệt. Cần thảo luận với bác sĩ về liều lượng phù hợp.
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, chế độ được khuyến cáo là 15 microgram, tương đương 600UI mỗi ngày (bao gồm cả vitamin D3 từ chế độ ăn và uống bổ sung). Đối với những người 71 tuổi trở lên, khuyến cáo là 20 microgam mỗi ngày (800UI mỗi ngày).
Dùng vitamin D vào thời điểm nào tốt?
Thời điểm bổ sung vitamin D tốt nhất là buổi sáng. Vì khi bổ sung vào buổi sáng, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết cho một ngày. Không những vậy, uống vitamin D sau bữa ăn có thể cải thiện tỷ lệ hấp thụ. Ngoài ra, nạp vitamin D vào buổi tối có thể làm cản trở cơ thể tạo ra hoóc môn melatonin, có tác dụng gây buồn ngủ.
Các chuyên gia cũng lưu ý vitamin D hòa tan được trong chất béo. Tất cả các dưỡng chất hòa tan được trong chất béo đều không nên uống khi bụng đói vì có thể dẫn đến tiêu chảy, đau dạ dày và buồn nôn