Thứ 7, 20/04/2024, 17:54 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nhiễm cúm A/H1N1 thai phụ mang song thai tử vong

Nhiễm cúm A/H1N1 thai phụ mang song thai tử vong
(Tieudung.vn) - Thời gian gần đây nhiều trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 trong đó có thai phụ mang song thai 24 tuần đã tử vong.

PGS-TS Đào Xuân Cơ, Trưởng hoa Hồi sức tích cực, Bạch Mai, cho biết khoảng 1 tháng qua, tại đây tiếp nhận nhiều trường hợp nguy kịch vì nhiễm cúm mùa thông thường (cúm A/H1N1).

Trước đó, một thai phụ 31 tuổi quê Thanh Hoá, được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai khi đang mang song thai 24 tuần tuổi. Thai phụ ban đầu có các triệu chứng cúm thông thường như sổ mũi, hắt hơi nhưng bệnh nhanh chóng chuyển nặng. Bệnh nhân được chỉ định lọc máu, thở máy, thậm chí chạy cả tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ECMO) nhưng sau 2 tuần, tình trạng vẫn không tiến triển. Thai phụ cùng 2 thai nhi tử vong do suy hô hấp, viêm phổi trắng xoá.

tử vong
Nam bệnh nhân nhiễm cúm đang được tích cực điều trị .

Hay như trường hợp bệnh nhân nam (60 tuổi, Sơn Tây, Hà Nội) có tiền sử cao huyết áp, sau khi bị cúm đã vào bệnh viện Bưu Điện và được chuyển sang BV Bạch Mai do suy hô hấp nặng. Chỉ một ngày sau khi vào khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được lọc máu, kết quả xét nghiệm dương tính vi rút cúm A/H1N1, điều trị tích cực không có tiến triển, diễn biến nặng hơn buộc phải làm ECMO. May mắn, sau một tuần điều trị, hiện bệnh nhân đã được ngừng ECMO nhưng vẫn đang phải thở máy, chưa thể ra khỏi phòng hồi sức đặc biệt.

Một trường hợp khác, bệnh nhân nam 51 tuổi được gia đình đưa đến BV Bạch Mai hôm mùng 2 Tết trong tình trạng suy hô hấp. Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện cúm, sau đó bệnh nhân cũng hắt hơi, sổ mũi và diễn biến nhanh. Ngay khi nhập viện đã phải vào thở máy, điều trị kháng vi rút, kháng sinh nhưng không đáp ứng, ngày thứ hai đã phải vào ECMO.

Đến nay sau 1 tuần điều trị tình trạng bệnh nhân chưa cải thiện, suy đa tạng còn nặng, còn phải tiếp tục lọc máu, thở máy, kháng sinh.

Tiếp đến ngày mùng 4 Tết khoa tiếp nhận bệnh nhân nam 40 tuổi ở Điện Biên chỉ sau 2 – 3 ngày hắt hơi sổ mũi giống cúm vào BV đã suy hô hấp nặng, được gia đình thuê trực thăng chuyển xuống Hà Nội cấp cứu.

Theo PGS Cơ, dù đa phần các ca mắc cúm mùa thường khỏi sau 1 tuần điều trị thông thường. Một tỷ lệ nhỏ các trường hợp (thường ở những người có sức đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường…, người già, trẻ em và phụ nữ có thai) có thể có diễn biến nặng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Tuy nhiên, cúm mùa cũng có thể tiến triển nhanh gây viêm phổi, suy hô hấp. Đặc biệt khi bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính khác như suy thận, đái tháo đường… kèm theo thì nguy cơ diễn biến nặng càng tăng lên.

Ths.BS Bùi Văn Cường cho biết, trong 4 bệnh nhân này, 2 trường hợp khẳng định dương tính cúm A/H1N1, 2 trường hợp còn lại biểu hiện cúm rõ ràng nhưng xét nghiệm âm tính. Cúm A/H1N1 là một trong các chủng cúm mùa. Người mắc cúm A/H1N1 có biểu hiện lâm sàng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác, như sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo khi có biểu hiện cúm như sốt, đau nhức toàn thân, hắt hơi, chảy nước mũi...kèm theo cảm giác mệt mỏi quá mức bình thường, đau tức ngực nên đến viện để được điều trị.

mọi người vẫn thường tự điều trị triệu chứng ở nhà, sau vài ba ngày là bệnh lui. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức bình thường thì bệnh nhân nên đến viện để được kiểm tra. Đặc biệt khi có sốt cao lên sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức người, kèm theo triệu chứng đau ngực, khó thở thì càng phải đến viện sớm.

Bệnh cúm A(H1N1) lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, …) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu…).

PGS Cơ nhấn mạnh, việc phòng bệnh bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ gìn vệ sinh mũi, miệng, mắt vô cùng quan trọng. 

"Đặc biệt, những người có nguy cơ cao nên tiêm vắc xin cúm để bảo vệ trước cúm và phòng biến chứng viêm phổi do bị cúm. Vắc xin cúm mỗi năm tiêm một lần, có hiệu quả bảo vệ phòng cúm trong một năm. Ngoài ra, việc phát hiện sớm ca viêm phổi nặng cần vận chuyển sớm đến Trung tâm hồi sức, trong trường hợp cần kỹ thuật cao để được điều trị tốt nhất, hạn chế rủi ro khi phải chuyển viện trong tình trạng nguy kịch", BS Thạch khuyến cáo.

Tags:
4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.56092 sec| 786.758 kb