Thứ 2, 25/11/2024, 19:13 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Ngâm chân tuy đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

Ngâm chân tuy đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ
(Tieudung.vn) - Việc ngâm chân hằng ngày có rất nhiểu công dụng tốt cho sức khỏe như: cải thiện trí não, khử hôi chân, giảm chứng mất ngủ...

Ngâm chân hàng ngày mang lại khá nhiều công dụng như: 

Cải thiện trí não và tinh thần

Ngâm chân tuy đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

Ngâm chân bằng nước nóng sẽ giúp bạn được thư giãn sâu, giảm stress. Nguồn ảnh: Internet

Ngâm chân bằng nước nóng sẽ giúp bạn được thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và phục hồi sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Ngoài ra, nó còn mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu.

Giảm chứng mất ngủ

Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Trong lúc ngâm chân, nếu kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân sẽ tạo ra những động tác tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.

Trị

Ngâm chân với nước nóng có thể giúp bạn trị được bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân. Cách này sẽ càng hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp nước nóng với muối. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với , giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.

Tăng cường thể chất

Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong để duy trì sức khỏe ổn định. Ngâm chân nước ấm kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn, giúp cơ thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.

Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây cũng là cách điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương.

Chữa trị các bệnh mãn tính

Tác dụng của ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, khi kết hợp với bấm huyệt bàn chân, phương pháp cổ truyền này còn được áp dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa.

Đối với người , thường xuyên ngâm và xoa bóp chân sẽ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình hóa trị liệu.

Khử mùi hôi chân

Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì? Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để có đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.

Một số công thức ngâm chân nước nóng

Ngâm chân nước nóng với gừng

Nguyên liệu:

1,5l nước

1 củ gừng già tươi

20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn đập nát gừng rồi cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan muối hạt trong nước gừng. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ gừng, muối vào đun cùng nước rồi đợi nước giảm nhiệt và ngâm chân. Khi ngâm chân, bạn hãy kết hợp xoa bóp bấm huyệt bàn chân để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngâm chân nước nóng với ngải cứu

Ngâm chân tuy đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

Tác dụng tuyệt vời khi ngâm chân với ngải cứu. Nguồn ảnh: Internet

Nguyên liệu:

1,5l nước

Lá ngải cứu

20g muối hạt

Thực hiện:

Lá ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó cho vào nước đun sôi, hòa tan muối rồi đổ nước ra chậu. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Bạn hãy ngâm chân trong khoảng 15 phút rồi lau khô chân.

Ngâm chân nước ấm với sả

Nguyên liệu:

1,5l nước

5 nhánh sả tươi

20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn đập nát sả cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan muối hạt trong nước sả. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Bạn hãy chú ý để nước ngập đến mắt cá chân và xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân.

Một số lưu ý khi ngâm chân với nước nóng

Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 đến 15 phút.

Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.

Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng đồ làm bằng chất liệu khác. Vì gỗ giúp hấp thụ các vị thuốc (như nước lá ngâm chân) hiệu quả hơn.

Sau khi ngâm, có thể mát xa chân để tăng hiệu quả. Nếu thấy cơ thể ấm lên và hơi ra mồ hôi nghĩa là đã có tác dụng. Ngoài ra, bạn cần uống nước (có thể trong khi hoặc sau khi ngâm chân), nhất là nước đường gừng để giữ cơ thể được ấm áp.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Liên kết hữu ích

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.04410 sec| 804.07 kb