Vì sao bà bầu dễ mệt mỏi khi mang thai?
Rất nhiều bà bầu bị mệt mỏi khi mang thai. Nguồn ảnh: Internet
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Đầu tiên là việc sản sinh một lượng lớn hormone progesterone để tương thích với tình trạng có thai. Thêm vào đó, các triệu chứng mang thai cũng tác động nhiều lên cơ thể mẹ. Sự thay đổi đột ngột đó dễ khiến mẹ rơi vào tình trạng khó chịu vì không kịp thích nghi.
Ngoài các nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố thông thường thì mẹ còn có khả năng mệt mỏi do các vấn đề hoặc bệnh lý thai kỳ. Những vấn đề thường gặp bao gồm: hạ đường huyết, mất ngủ, trao đổi chất kém… Một số bệnh lý thai kỳ như: tiểu đường, trầm cảm mang thai, suy nhược cơ thể, dị ứng… cũng là nguyên nhân cho việc mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi.
Cải thiện tình trạng mệt mỏi khi mang thai
Ưu tiên giảm bớt hoạt động
Việc giảm bớt hoạt động sẽ phần nào ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu không cần phải ra ngoài nếu không thật sự cần thiết, nhờ người thân làm những việc nhà nặng nhọc hoặc trông con giúp.
Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý là cách giảm mệt mỏi khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu cần tăng thêm lượng calo hấp thụ mỗi ngày nhằm phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng em bé. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn phải ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ khẩu phần thành 5 – 6 bữa. Đây là biện pháp thiết thực, giúp mẹ bầu giữ mức năng lượng ổn định, hạn chế cảm giác thờ ơ do tình trạng ăn uống không đủ chất gây nên.
Một mẹo nhỏ dành cho bạn: Hãy mang theo trái cây và các loại hạt tốt cho bà bầu chẳng hạn như hạt óc chó để ăn nhẹ trong ngày. Tránh tiêu thụ quá nhiều đường hoặc thức uống chứa caffeine vì chúng rất dễ tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy đói nhanh chóng.
Nếu tình trạng mệt mỏi khi mang thai đến từ việc thiếu máu do thiếu sắt, mẹ bầu hãy tăng cường những thực phẩm bổ máu cho bà bầu vào chế độ ăn uống hằng ngày hoặc dùng thêm viên sắt bổ sung dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Tập thể dục đều đặn
Tình trạng mệt mỏi khi mang thai có thể làm cho bạn có xu hướng hạn chế hoạt động nhất có thể và tập thể dục sẽ là việc cuối cùng mà bạn nghĩ đến. Tuy nhiên, hãy động viên bản thân cũng như cố gắng duy trì thói quen vận động cơ thể mỗi ngày bởi bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Khi đi bộ và hít thở không khí trong lành, việc sản xuất nội tiết tố endorphin sẽ được tăng cường, từ đó cải thiện lưu thông máu, làm cho mức năng lượng trở nên dồi dào.
Ngoài ra, mẹ bầu tập thể dục trong ít nhất 20 – 30 phút từ 3 – 4 lần mỗi tuần cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ bé yêu trong bụng.
Uống nước đầy đủ
Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng để giữ nước. Tuy điều này có thể khiến mẹ bầu đi vệ sinh nhiều hơn nhưng điều quan trọng là bạn nên uống đủ nước lọc hoặc những thức uống tốt cho sức khỏe tại thời điểm này.