Thứ 6, 22/11/2024, 04:29 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn quên uống nước 1 ngày?

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn quên uống nước 1 ngày?
(Tieudung.vn) - Mỗi ngày, bạn nên uống ít nhất 8 ly nước. Nếu tập thể dục, chơi thể thao hoặc sinh hoạt dưới môi trường nhiệt độ cao thì cần tăng lượng nước uống vào. Trường hợp không uống nước 1 ngày, cơ thể cũng có thể đối diện với những rắc rối sức khỏe nghiêm trọng.

Các vấn đề về mắt

Không uống nước cả ngày, bạn sẽ thấy những thay đổi đối với sức khỏe và thị lực. Các vấn đề về thị lực gồm khô mắt, mỏi mắt, kích ứng, chảy nước mắt, nhìn mờ hoặc cảm giác như có dị vật trong mắt. Nếu không cung cấp đủ nước để giữ ẩm, mắt có thể tổn thương trầm trọng hơn, thậm chí nhiễm trùng. 

Khi mất nước trầm trọng, mắt có biểu hiện mỏi, mờ, nhìn đôi và đau đầu. Để cải thiện tình hình, điều quan trọng nhất là phải uống nhiều nước và dùng thuốc nhỏ mắt để bôi trơn.

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn quên uống nước 1 ngày?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Mất tập trung

Não bộ được cấu tạo từ 80% là nước, do đó, khả năng và chức năng của bộ não phụ thuộc vào nước rất nhiều. Ngay cả mất nước nhẹ cũng làm suy yếu khả năng của não, gây khó khăn cho khả năng suy nghĩ. Một nghiên cứu trên tạp chí Nutrients cho thấy uống nước có thể ngăn ngừa mất trí nhớ và ngăn chặn suy giảm sự chú ý.

Dễ say nắng

Nếu không cung cấp đủ nước trong những ngày có thể gây ra tình trạng sức khỏe cấp tính. Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là khả năng điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể giảm.

Khi cơ thể mất nước, nó không thể giải phóng nhiệt như trước khiến cơ thể nóng, say nắng. 

Các vấn đề về tiêu hóa

Uống ít hoặc không uống nước trong 1 ngày, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Cơ thể cần nước để tiêu hóa và hấp thụ các dưỡng chất quan trọng. Vì vậy, bạn sẽ đối diện các vấn đề như táo bón, chuột rút. Đáng lưu ý, mất nước mãn tính có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như loét dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược axit. 

Mệt mỏi, đau đầu

Thiếu nước làm chậm mọi hoạt động của các cơ quan nên dễ khiến bạn thấy buồn ngủ và mệt mỏi hơn. Ngoài ra, thiếu nước còn gây ra tình trạng nhức đầu dai dẳng. Bởi khi cơ thể mất nước sẽ khiến các mô não co lại, dẫn đến các cơn đau đầu. Ngoài ra, khi mất nước, lượng oxy lên não không đủ cũng là nguyên nhân khiến bạn đau đầu nhiều hơn.

Mất cân bằng điện giải

Chất điện giải là các chất hóa học trong cơ thể được tạo thành từ cả các ion âm và dương. Các chất điện giải rất quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ pH của cơ thể, chức năng thần kinh, cơ bắp và thậm chí xây dựng lại các mô bị tổn thương. Chúng cũng giúp di chuyển chất dinh dưỡng và chất thải ra khỏi tế bào. 

Các triệu chứng của sự mất cân bằng điện giải có thể khác nhau dựa trên mức độ nghiêm trọng, các khoáng chất cụ thể bị thiếu hụt. Trong khi sự mất cân bằng nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng những trường hợp nặng có thể có phụ nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong

Huyết áp bị ảnh hưởng

Không uống nước trong một ngày cũng có thể dẫn đến giảm thể tích máu hoặc lượng chất lỏng trong mạch máu. Theo chuyên gia, huyết áp ổn định rất quan trọng vì nó cho phép máu của bạn đi đến tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể. 

Đáng lưu ý, mất nước thời gian ngắn có thể làm giảm lượng máu, gây hiện tượng choáng váng, xanh xao và huyết áp thấp. Trường hợp cực đoan, mất nước có thể gây lú lẫn, bất tỉnh, thậm chí là tử vong.

Ảnh hưởng đến làn da

Khi cơ thể bị mất nước sẽ làm chậm lưu thông máu khiến da không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Lúc này, da sẽ dễ bị khô, nhợt nhạt, khả năng phục hồi và tái tạo cũng chậm hơn. Từ đó, da rất dễ bị lão hóa và xuất hiện nếp nhăn.

Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.15484 sec| 785.859 kb