Bàn chân lạnh
Người thường xuyên bị lạnh chân hãy coi chừng bệnh nguy hiểm. |
Nhiều người thường xuyên cảm thấy bàn chân lạnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ thể thiếu máu, suy tuyến giáp. Bộ phận này có vai trò điều tiết nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất. Vì vậy, sự suy giảm chức năng hệ tuần hoàn hoặc tuyến giáp khiến máu ít lưu thông tới bàn chân so với các bộ phận cơ thể khác. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm, massage chân và giữ ấm vào mùa đông.
Chân thường xuyên bị chuột rút
Chuột rút xảy ra khi cơ căng đột ngột hoặc bị mất nước. Cách giảm đau là uốn cong, xoa bóp chân để các cơ thư giãn. Ngoài ra bạn cũng có thể chườm khăn lạnh vào vùng bị chuột rút hoặc uống sữa nóng trước khi ngủ. Nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra, hãy bổ sung nhiều thực phẩm chứa magie, canxi, kali cho cơ thể.
Rụng lông chân
Nếu đột nhiên phát hiện khu vực này thưa thớt đi những sợi lông thì đừng coi đó là tín hiệu vui mừng khi bạn không phải dùng đến những biện pháp tẩy lông.
Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư công tác tại đại học Y California San Diego School cho biết, trên thực tế, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mức độ lưu thông máu tới những khu vực xa trong cơ thể của bạn, cụ thể là bàn chân, đang gặp trục trặc lớn.
Ngoài vấn đề về tuần hoàn, hiện tượng này còn có thể là hệ quả từ việc suy giảm chức năng hoạt động của tim khi không đủ khả năng bơm máu đi khắp các bộ phận trên cơ thể.
Đau nhức bàn chân
Bạn có thường tỉnh dậy vào nửa đêm với đôi bàn chân tê buốt, thậm chí là chuột rút? Bạn có gặp khó khăn trong những hoạt động thường ngày như chạy, nhảy bởi những cơn đau xuất hiện đột ngột? Nếu câu trả lời là có thì vấn đề của bạn nằm ở mất cân bằng dinh dưỡng.
Emmanuel Abraham, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International (Bangkok, Thái Lan) cho biết, tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc thiếu hụt những khoáng chất dinh dưỡng như canxi, magiê hoặc một vài kim loại khác trong chế độ ăn. Điều tồi tệ nhất mà việc thiếu hụt dinh dưỡng này ảnh hưởng tới bạn là khiến tổn thương thần kinh hoặc rối loạn tuần hoàn.
Ngón chân cái sưng và tấy đỏ
Các loại thực phẩm giàu đạm như trong thịt đỏ, cá… và các đồ uống có cồn như rượu, bia… là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
Axit uric tích tụ trong các ngón chân có thể là nguyên nhân của hiện tượng sưng, tấy đỏ và đau nhức các ngón chân. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh gout.
Dưới móng chân xuất hiện mạch máu
Dưới móng chân xuất hiện mạch máu có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm nội tâm mạc. Tắc động mạch ở những vùng da lân cận sẽ khiến các mao mạch ở dưới móng chân bị thương tổn. Lưu ý, bệnh viêm nội tâm mạc nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.
Bắp chân xuất hiện nhiều gân xanh
Nếu trên hai bắp chân của bạn xuất hiện nhiều gân xanh nổi lên, bạn đang có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Đó là những tĩnh mạch bị giãn, phồng lên chằng chịt thành những búi màu xanh nổi cộm dưới da. Giãn tĩnh mạch là bệnh rất phổ biến của thế kỷ 21, nhưng chưa thực sự có được sự quan tâm thích đáng. Lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không cân đối... đang thúc đẩy căn bệnh này gia tăng. Do có các biểu hiện lâm sàng khác nhau, nên rất ít người phát hiện mình đang mắc căn bệnh này
Đường màu đỏ
Nếu dưới móng chân xuất hiện những đường màu đỏ, bạn nên đi khám để xem có mắc bệnh tim hay không. Vệt đỏ nhỏ xíu này xuất hiện do mạch máu bị phá vỡ. Tình trạng này được biết đến là xuất huyết tách.
Những người đang điều trị hóa chất, những người có HIV hoặc bệnh nhân tiểu đường thường cũng thấy có dấu hiệu này. Hãy gặp bác sĩ để kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời.