Vai trò của kẽm đối với sức khỏe sinh sản của giới nam
Thiếu kẽm sẽ dẫn đến hormone sinh dục nam tiết ra không đủ. Nguồn ảnh: Internet
Kẽm (Zn) là một nguyên tố vi lượng quan trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng kẽm là thành phần tạo nên ít nhất 300 enzym khác nhau và tham gia vào hàng trăm quá trình chuyển hóa. Bất cứ sự thiếu hụt hay dư thừa kẽm đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Kẽm tốt cho nam giới, được coi như khoáng chất “vàng” cho sức khỏe sinh sản và tình dục. Những tác dụng tích cực của kẽm đối với sức khỏe sinh sản nam giới như sau:
Kẽm tăng sức mạnh sinh lý và giúp duy trì sức khỏe sinh sản lâu dài: Kẽm là nguyên liệu không thể thiếu trong cấu tạo của testosterone. Đồng thời, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấu trúc, tổng hợp và bài tiết nhiều hormon khác. Kẽm cực kỳ cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng. Hầu hết các trường hợp giảm ham muốn tình dục, giảm lượng tinh trùng và tinh trùng loãng là do thiếu kẽm.
Giúp tinh trùng tăng khả năng di chuyển: Đối với giới nam, nồng độ kẽm trong tinh dịch liên quan trực tiếp tới chất lượng tinh trùng. Thường xuyên xuất tinh có thể làm thiếu hụt kẽm. Mỗi lần xuất tinh, cơ thể đàn ông cần dùng khoảng 5 miligram kẽm, lượng này tương đương với khoảng 1/2 số kẽm mà cơ thể hấp thu mỗi ngày. Nếu thiếu hụt kẽm cho đàn ông có thể gây ra giảm tần suất tình dục, giảm số lượng cũng như chất lượng tinh trùng,bất thường hình thái tinh trùng. Bên cạnh đó, thiếu kẽm cũng là nguyên nhân làm cho lượng tinh trùng di chuyển thấp hơn 50%. Tinh trùng di chuyển kém là một trong các nguyên nhân gây vô sinh ở nam. Do đó, kẽm chính là trợ thủ đắc lực của đàn ông. Bổ sung kẽm cho nam giới sẽ giúp tăng cường sức bền và khả năng di chuyển của tinh trùng khi bơi tới trứng để thụ tinh.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến: Kẽm đóng vai trò rất quan trọng đối với tiền liệt tuyến. Lượng kẽm tập trung ở tinh dịch và tuyến tiền liệt nhiều hơn bất cứ cơ quan nào trong cơ thể. Thiếu kẽm ở nam giới có thể nguy cơ gây phì đại tiền liệt tuyến và dẫn đến những thay đổi khác ở tuyến sinh dục nam. Do đó, kẽm liên quan đến khả năng sinh dục, đặc biệt kẽm quan trọng cho đàn ông khi bước qua tuổi trung niên – độ tuổi bắt đầu xuất hiện các vấn đề của tuyến tiền liệt. Hơn thế nữa, kẽm còn có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra một loại protein có công dụng gây “tê liệt” cadmium – một chất nguy hiểm có thể gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Bảo vệ tuyến giáp: Kẽm là một trong các khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình sản sinh ra hormon tuyến giáp. Ở giới nam, nếu quá trình này bị gián đoạn sẽ dẫn tới giảm lượng kích thích tố sinh dục nam.
Dấu hiệu cơ thể nam giới bị thiếu kẽm
Rối loạn chức năng sinh lý
Thiếu kẽm sẽ dẫn đến hormone sinh dục nam tiết ra không đủ, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến yên, làm giảm quá trình tổng hợp và bài tiết hormone sinh dục.
Rụng tóc
Rụng tóc có thể do rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do thiếu hụt kẽm dẫn đến bệnh tự miễn, khiến hệ miễn dịch tấn công vào vùng da đầu làm yếu tóc. Ngoài rụng tóc thì thiếu kẽm còn gây rụng lông ở nhiều bộ phận cơ thể khác.
Vì thế, một trong những bí quyết nuôi dưỡng tóc dày, bóng mượt là bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể, đảm bảo cho hoạt động và sự nhân lên của tế bào cũng như hấp thu protein và sản sinh collagen.
Chán ăn
Chán ăn là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng thiếu kẽm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có liên quan chặt chẽ đến sự thèm ăn và tốt cho những người mắc chứng chán ăn.
Suy giảm khả năng miễn dịch
Kẽm là dưỡng chất quan trọng giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, thiếu kẽm sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm sớm có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh.
Giảm cân
Thiếu kẽm cũng có thể dẫn đến giảm cân vì kẽm điều chỉnh mức độ ghrelin (hormone đói) và leptin trong cơ thể, vì vậy thiếu kẽm có thể dẫn đến chán ăn, hấp thụ năng lượng kém và giảm cân.
Loét miệng
Loét miệng thường xảy ra hơn ở những người có chế độ ăn thiếu kẽm. Nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề khó chịu này, hãy bổ sung kẽm với lượng vừa đủ cho đến khi tình trạng viêm ở miệng được cải thiện.
Làm thế nào để cung cấp đủ lượng kẽm hàng ngày?
Cơ thể chúng ta không dự trữ kẽm, vì vậy chúng ta phải bổ sung kẽm từ thực phẩm và nếu bạn ăn chay hoặc không ăn nhiều thịt đỏ, bạn có thể bị thiếu.
Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu nằm trong số những nguồn tốt nhất vì kẽm trong những thực phẩm này có sinh khả dụng cao - nghĩa là cơ thể chúng ta có thể hấp thu dễ dàng hơn so với các nguồn khác. Các chuyên gia khuyên nên ăn tới 500g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần. 70g mỗi ngày hoặc 100g năm lần một tuần là một hướng dẫn tốt.
Thịt đỏ đun lâu có hàm lượng kẽm cao hơn thịt nấu theo những cách khác. Ngoài ra, những bằng chứng mới gợi ý rằng uống sữa có thể giúp hấp thu kẽm từ những thực phẩm nhiều phytate cao như đậu lăng và ngũ cốc. Lời khuyên tuyệt vời cho những người ăn chay.
Cho dù bạn là người ăn thịt đỏ hay không, bạn không cần phải có nhiều loại thực phẩm phù hợp với kẽm để có được 7mg bạn cần một ngày để được chăm sóc sức khoẻ. Kiểm tra bảng dưới đây để xem chính xác bao nhiêu kẽm bạn nhận được từ mỗi ngày thực phẩm.
Cho dù bạn là người ăn thịt đỏ hay không, bạn không cần phải ăn nhiều những thực phẩm chứa kẽm để có được 7mg cần thiết mỗi ngày. Kiểm tra bảng dưới đây để xem chính xác bạn nhận được bao nhiêu kẽm mỗi ngày từ thực phẩm.