Chán ăn, đầy bụng
Khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại trực tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Sụt cân bất thường
Giảm cân không giải thích được có thể do các tình trạng sức khỏe khác như cường giáp, trầm cảm hay bệnh tiêu hóa. Nhưng sự khác biệt là ung thư thường gây giảm cân đột ngột. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) nhiều người bị giảm từ 4,5kg trở lên trước khi được chẩn đoán ung thư. Nếu cơ thể giảm cân bất thường, không rõ nguyên nhân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
Ung thư cũng làm thay đổi quá trình trao đổi chất gây ra tình trạng chán ăn và ít cảm thấy đói hơn. Ung thư dạ dày, tuyến tụy, đại tràng và buồng trứng có thể gây áp lực lên dạ dày khiến cơ thể luôn cảm thấy no.
Táo bón
Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở những bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác, tuy nhiên cũng không nên bỏ qua vì đây có thể là cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể.
Đi ngoài phân nhỏ
Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu chứng tỏ trên đường đào thải ra bên ngoài, phân đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết.
Đi ngoài kèm máu
Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà còn gây hiện tượng chảy máu. Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư đại trực tràng.
Mệt mỏi và căng thẳng, chóng mặt
Mệt mỏi do ung thư đại trực tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
Co thắt dạ dày
Nếu những cơn co thắt đi kèm cảm giác đau thì có thể khối u đã đi chọc vào thành ruột và hình thành bệnh ung thư đại trực tràng một cách nghiêm trọng.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư đại tràng?
Theo dõi, nhận biết sớm sự thay đổi của cơ thể
Muốn phát hiện sớm ung thư đại tràng hay bất kỳ bệnh lý nào khác, bạn đều phải theo dõi sát sự thay đổi của cơ thể dù là nhỏ nhất. Ở giai đoạn sớm, biểu hiện của bệnh thường không rõ, dễ khiến người bệnh lầm tưởng với các căn bệnh thông thường.
Tuy vậy, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện thay đổi nhỏ, bạn phải chú ý theo dõi và đi khám sớm.
Đi khám sức khỏe định kỳ
Song song với việc theo dõi sự thay đổi bất thường của cơ thể, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, mỗi năm khám ít nhất từ 1 đến 2 lần tại cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt nếu nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng như người bị thừa cân, người vận động ít, người trên 50 tuổi, người có người thân bị mắc ung thư,... thì bạn cần tuân thủ việc thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân.
Một số biện pháp phòng ngừa ung thư đại tràng
Bệnh ung thư đại tràng có thể được phòng ngừa thông qua những biện pháp như:
- Đi tầm soát ung thư đại tràng, cắt bỏ các khối Polyp nguy cơ nếu cần thiết, điều trị dứt điểm các tổn thương,...
- Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả,... vào khẩu phần ăn.
- Hạn chế một số thực phẩm trong chế độ ăn như: các loại thịt đỏ, đồ chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán chế biến sẵn,...
- Hạn chế hoặc không sử dụng chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe như rượu bia, thuốc lá.
- Luyện tập thể dục thể thao vừa sức hàng ngày,...