Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy cơ sảy thai các mẹ nên hết sức chú ý:
Đau bụng dưới, đau lưng
Biểu hiện này giống như khi bạn bị đau kinh nguyệt. Nhưng nó cũng là dấu hiệu thường gặp nhất của sẩy thai và mang thai ngoái tử cung. Cái nào cũng nguy hiểm. Do vậy, nếu thấy xuất hiện những cơn co thắt co tử cung (khoảng 5-20 phút một lần) làm cho bạn đau thắt và thở khó khăn, và theo sau đó là chảy máu âm đạo thì đừng chần chừ đi khám ngay.
Dịch nhờn ở âm đạo nhiều
Trong trường hợp dịch nhờn xuất hiện nhiều bất thường ở âm đạo kèm những cục máu đông và chất lỏng có màu hồng có thể là dấu hiệu bạn sắp sảy thai. Đặc biệt khi dịch nhờn này có mùi hôi nặng là rất đáng lo ngại. Mẹ nên theo dõi cẩn thận.
Ra máu
Ra máu là dấu hiệu phổ biến nhất của sảy thai. Mức độ ra máu có thể khác nhau, từ lốm đốm rải rác tới chảy máu nặng. Màu sắc của máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín. Thời gian ra máu của sảy thai có thể kéo dài từ vài ngày tới vài tuần.
Đau vùng chậu
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bà bầu sẽ thấy đau ở vùng chậu. Tuy nhiên, nếu áp lực vùng chậu do thai nhi đè nặng và đi kèm với chứng chảy máu âm đạo, chuột rút thì đó là dấu hiệu rất rõ chỉ ra rằng mẹ chuẩn bị sảy thai.
Thai nhi ngừng chuyển động
Thai nhi thường bắt đầu chuyển động từ tháng thứ 4 mang thai. Đây là thời điểm mẹ bầu cảm nhận chuyển động và phát triển của thai nhi. Nếu chuyển động này dừng lại và không có phát triển nào thêm, đó có thể là dấu hiệu sẩy thai cần đi khám ngay.
Những việc nên làm để phòng ngừa sảy thai
Tạo tâm lý thoải mái
Căng thẳng về thể chất và tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ và rất có thể sẽ gây sảy thai. Vì vậy mẹ bầu cần cố gắng tạo tâm lý thoải mái, vui tươi trong công việc cũng như cuộc sống gia đình.
Khám thai định kỳ
Một việc vô cùng quan trọng mẹ không được lơ là đó là khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ chuyên khoa. Ngay cả khi thai kỳ đang khỏe mạnh bình thường thì cũng đừng quên việc làm này. Chỉ bác sĩ mới là người biết chắc chắn em bé của bạn có đang khỏe mạnh hay không.
Tránh tiếp xúc với bức xạ và chụp x-quang
Mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về tình tình sức khỏe thai kỳ cũng như việc mẹ đang bầu bí để tránh không chụp x-quang. Ngoài ra chị em cũng cần tránh xa những tia bức xạ có thể gây hại cho thai nhi.