Thường xuyên mệt mỏi dù ngủ đủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi như chế độ ăn, stress, việc ngủ nghỉ. Tuy nhiên, nếu cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và thiếu năng lượng thường xuyên dù vẫn sinh hoạt bình thường, bạn có thể đã bị tiểu đường.
Cơ thể phân hủy carbohydrate để tạo ra đường glucose – nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi mắc tiểu đường, cơ thể không thể sử dụng nguồn năng lượng đó hiệu quả, dẫn tới tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, việc mất nước do tiểu đường cũng có thể gây mệt mỏi.
Nhiễm nấm âm đạo
Nồng độ đường trong máu cao khiến âm đạo trở thành môi trường lý tưởng cho bệnh nấm và khiến bệnh phát triển nhanh. Nếu bị nhiễm nấm âm đạo cứ 2-3 lần trong vài tháng hoặc những biện pháp điều trị cơ bản không có tác dụng, bạn nên đi khám bác sĩ. Khi nồng độ đường trong máu được kiểm soát, tần suất nhiễm nấm âm đạo sẽ giảm đi.
Những đốm tối màu trên da
Những đốm tối màu xuất hiện trên cổ, nách, xương chậu là những dấu hiệu sớm và rất phổ biến cho thấy nồng độ insulin trong cơ thể có vấn đề. Đặc biệt, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang cũng thường xuyên xuất hiện dấu hiệu này. Hội chứng buồng trứng đa nang cũng làm tăng nguy cơ khiến lượng insulin bất thường.
Mệt mỏi
Một dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường là mệt mỏi liên tục. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn cảm thấy mệt mõi và buồn ngủ với cùng một nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy đói: Tế bào của bạn không có đủ glucose để tạo thành năng lượng.
Giảm cân
Trong khi chúng ta cảm thấy đói và ăn nhiều nhưng lại bị giảm cân nhanh chóng thì không còn nghi ngờ gì nếu nghĩ đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Việc giảm cân ở đây được lý giải, do bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, ngoài ra lượng đường có trong thức ăn cơ thể không thể sử dụng và được đào thải qua đường nước tiểu.
Vết bầm tím lâu lành
Khi những vết cắt, chỗ bầm tím quá lâu không lành khi hãy nghĩ ngay đến việc đi bác sĩ kiểm tra đường máu. Vết thương chậm lành được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn.