Quả khế vị chua và ngọt, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Ngoài ra, trong múi khế còn chứa hàm lượng acid oxalic là 1% cùng các yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K, A,C, B1, B2 và P.
Khế hạ thấp mức cholesterol
Khế có tác dụng làm hạ thấp mức cholesterol. |
Khế làm hạ thấp mức cholesterol vì trong khế chứa pectin, có thể liên kết cholesterol và axit mật trong ruột kết, hấp thụ cholesterol dư thừa và giúp tẩy trừ nó ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, khế cũng có thể làm giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể.
Phòng chống ung thư
Bạn nên bổ sung quả khế trong mỗi bữa ăn bởi khế có tác dụng phòng chống ung thư rất hiệu quả. Chất chống oxy hóa trong khế sẽ làm giảm sự hình thành của gốc tự do và ngăn chặn các nguyên nhân trực tiếp có thể làm hư hại DNA.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Với hàm lượng chất xơ cao, khế có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ đóng vai trò quan trọng bảo vệ đường ruột và giảm lượng cholesterol trong máu.
Với mức độ kali cao, natri thấp, khế có tác dụng như một loại thuốc điều chỉnh huyết áp, có tác dụng tốt đối với những người thừa cân. Vì hàm lượng calo thấp, bạn hoàn toàn có thể bổ sung khế trong các bữa ăn kiêng của mình.
Tốt cho tim mạch
Khế còn chứa các vitamin A, B5 giúp quá trình trao đổi chất hoạt động trơn tru và suôn sẻ hơn. Ngoài ra, khế còn là nguồn vitamin B9 (axit folic) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, làm giảm lượng cholesterol.
Các bà bầu nên ăn khế thường xuyên để giải nhiệt, trị táo bón, lại vừa có thể giúp bổ sung các vitamin tốt cho cơ thể. Quả khế còn được khuyên dùng cho các bà mẹ đang cho con bú vì khế giúp kích thích sữa về nhiều hơn.