Chứng xơ vữa động mạch
Chân lạnh có thể là dấu hiệu của xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch là hiện tượng các chất béo, cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch (gọi là mảng xơ vữa) gây hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông. Xơ vữa động mạch ở mạch chi dưới có thể khiến chân lạnh do không đủ máu nuôi dưỡng. Người cao tuổi, người bị tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch.
Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường không trực tiếp gây ra triệu chứng lạnh bàn chân. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, các dây thần kinh ngoại biên ở tứ chi có thể bị tổn thương. Biến chứng này có thể khiến dây thần kinh cảm giác ở bàn chân không thể cảm nhận nhiệt độ. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao cũng cản trở lưu thông máu, khiến bàn chân bị lạnh.
Bệnh Raynaud
Hội chứng Raynaud là một hội chứng hiếm gặp khiến mạch máu ở tay, chân thu co lại để đối phó nhiệt độ thấp. Điều này có thể làm cho cả tay và chân cảm thấy lạnh, đồng thời chuyển sang tím tái và nhợt nhạt. Hội chứng này có thể di truyền và thường gặp ở người sống ở vùng lạnh, đặc biệt là phụ nữ.
Chán ăn tâm thần
Đây là một chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng. Những người mắc bệnh này thường bị ám ảnh với cân nặng và ăn cực kì ít, dẫn đến sụt cân nhanh, giảm nhịp tim và tuần hoàn máu kém.
Bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng tổn thương do tiếp xúc với môi trường quá lạnh. Môi trường quá lạnh làm teo các mạch máu, giảm tuần hoàn máu. Bộ phận bị bỏng lạnh sẽ có cảm giác tê hoặc nhói.
Xơ cứng bì
Xơ cứng bì là bệnh xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều collagen, ảnh hưởng đến các mô liên kết của cơ thể, chủ yếu là ở bàn tay và bàn chân. Lạnh bàn chân là triệu chứng phổ biến của bệnh này.
Bệnh suy giáp
Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn có thể mắc bệnh suy giáp. Bệnh này làm giảm tốc độ các quá trình sinh hóa của cơ thể, đôi khi có thể làm giảm lưu thông máu dẫn đến lạnh chân tay.