Hiện tượng bị lạnh chân vào mùa đông là gì?
Chân lạnh trong mùa đông bạn có thể tự khắc phục tại nhà.
Chân tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Khi đó, các mạch máu ở tay và chân co lại làm giảm lượng máu lưu thông. Từ đó, nhiệt lượng cũng giảm đi khiến bạn bị lạnh tay hoặc lạnh chân vào mùa đông. Nếu được ủ ấm, tay chân bạn sẽ ấm áp trở lại.
Tuy nhiên nếu tình trạng tay chân lạnh vẫn kéo dài mặc dù đã được ủ ấm kỹ thì bạn nên lưu tâm. Đặc biệt, nếu chân bị lạnh kèm với triệu chứng da tái xanh thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lạnh tay chân và cần chữa trị kịp thời.
Khắc phục chân lạnh mùa đông
Mát-xa bằng dầu
Mát-xa bằng dầu là một liệu pháp truyền thống được sử dụng cho mọi lứa tuổi. Theo một nghiên cứu, thoa lên da một số loại dầu như dầu mù tạt, ô liu, dầu mè và dầu hạt hướng dương có thể mang lại cảm giác thoải mái. Điều này là do đặc tính chống viêm của dầu giúp thúc đẩy quá trình chữa lành hàng rào bảo vệ da và cung cấp máu cho khu vực này.
Cách làm: Bạn lấy một chút dầu mè hoặc dầu mù tạt hoặc dầu ô liu và làm ấm nó. Thoa dầu lên bàn chân sau đó mát-xa nhẹ nhàng khoảng 5 - 10 phút rồi đi tất cotton. Làm điều này trước khi đi ngủ mỗi ngày vì nó có thể giúp giữ ấm cho bàn chân.
Trà gừng
Gừng được biết đến phổ biến với tác dụng tăng thân nhiệt. Các polyphenol tự nhiên trong gừng giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Gừng giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi thúc đẩy quá trình sinh nhiệt, do đó giảm nhạy cảm với lạnh.
Cách làm: Chuẩn bị trà gừng bằng cách lấy khoảng hai ba miếng gừng, cho vào nước sôi, ngâm 5-7 phút rồi uống.
Thực phẩm giàu sắt, folate và vitamin B12
Ba chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm sắt, folate và vitamin B12 đều cần thiết cho cơ thể để tạo hồng cầu (sắt), vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể (vitamin B12) và cải thiện lưu lượng máu (folate). Vì thế thiếu máu và thiếu vitamin là những nguyên nhân nổi bật khiến bàn chân bị lạnh.
Việc cần làm: Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt, folate và vitamin B12. Chúng bao gồm chà là, các loại đậu, rau bina, thịt, táo, ô liu, quả mơ khô và củ dền.
Ngâm chân với muối Epsom
Magiê trong muối Epsom giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả và cải thiện hệ thần kinh trung ương (CNS). Bệnh thần kinh tiểu đường có thể gây rối loạn chức năng thần kinh trung ương đặc trưng bởi cảm giác lạnh, tê và ngứa ran ở bàn chân. Tắm muối Epsom có thể giúp cải thiện lưu thông máu và chống lại các vấn đề về bàn chân lạnh. Lưu ý, những người mắc bệnh tiểu đường cần cẩn thận khi ngâm chân nước ấm vì có thể vô tình bị bỏng do không có cảm giác ở khu vực này.
Cách làm: Lấy khoảng 2-3 thìa cà phê muối Epsom hòa vào một chậu nước ấm. Ngâm chân trong nước khoảng 10 phút. Làm khô chân và đi tất.