Thứ 5, 10/10/2024, 04:59 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách phân biệt các loại viêm tai thường gặp

Cách phân biệt các loại viêm tai thường gặp
(Tieudung.vn) - Viêm tai là tình trạng tai bị nhiễm trùng dẫn đến viêm và đau. Tình trạng viêm có thể kèm sưng tấy, chảy mủ tai, tai có mùi hôi và có thể nghe kém...

Viêm tai ngoài

Cách phân biệt các loại viêm tai thường gặp

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet 

Viêm tai ngoài là bệnh ít đem đến biến chứng nguy hiểm và biểu hiện ít nghiêm trọng nhất trong 3 loại. Đây là loại bệnh xảy ra do nhiễm trùng lớp da mỏng khoang tai, tác nhân gây ra thường là vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp có thể là nấm, nhưng khá hiếm gặp.

Viêm nhiễm ở tai ngoài có 2 thể là cấp tính và mạn tính, đồng thời cũng có đa dạng bệnh lý như: viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai, nấm ống tai, viêm sụn vành tai, viêm vành tai ngoài,…

Biểu hiện

Chảy mủ là biểu hiện đặc trưng ở nhóm bệnh viêm tai

Những triệu chứng xuất hiện khi tai ngoài bị viêm khá rõ ràng, đặc biệt là ở thể bệnh cấp tính, bao gồm những tình trạng sau:

Đau ở tai, đau tăng khi kéo nhẹ dái tai hoặc khi ấn vào tai.

Ngứa bên trong tai.

Viêm tai có mủ chảy ra từ trong tai, có thể có thể là dịch trong suốt hoặc vàng.

Sốt nhẹ.

Mất thính lực tạm thời.

Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể có u hoặc nhọt trong khoang tai khiến người bệnh đau dữ dội, tự ý tác động có thể làm mụn vỡ ra gây chảy máu, mủ,…

Viêm tai trong

So với viêm tai ngoàiviêm tai trong hiếm gặp hơn nhưng cũng nguy hiểm hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cân bằng và thính giác của người bệnh. Theo tác nhân gây bệnh, viêm tai trong được chia thành 2 nhóm sau:

Viêm tai trong do virus

Virus là tác nhân chính gây viêm tai trong, có thể là biến chứng từ bệnh cảm lạnh hoặc cúm lâu ngày làm nhiễm trùng lan vào tai trong. Nếu do nguyên nhân này, triệu chứng bệnh thường đến đột ngột, khiến người bệnh chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa. 

Viêm tai trong vi khuẩn

Nhiễm trùng vi khuẩn gây viêm tai trong thường do biến chứng từ viêm tai giữa mạn tính, khi dịch mủ nhiễm trùng tích tụ lâu trong tai và ảnh hưởng đến khu vực tai trong. So với tác nhân là virus. Viêm tai trong do vi khuẩn ít nghiêm trọng hơn, cũng ít ảnh hưởng hơn đến thính lực.

Các triệu chứng người bệnh thường gặp bao gồm: tiết dịch mủ, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt nhẹ, ù tai, mất thính lực, rung giật nhãn cầu,...

Viêm tai nói chung là bệnh lý không hiếm gặp, nếu phát hiện và điều trị sớm có thể giảm đáng kể nguy cơ tổn thương tai trong vĩnh viễn. Đặc biệt với trẻ nhỏ từ 1 - 2 tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm nhất, cha mẹ cần đặc biệt chú ý các dấu hiệu bệnh xuất hiện ở trẻ.

Viêm tai giữa 

Cách phân biệt các loại viêm tai thường gặp

PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhân. Nguồn ảnh: BVAV

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Đa khoa An Việt, viêm tai giữa là tình trạng tai giữa (khu vực hòm nhĩ) bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em từ 6-36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu.

Theo số liệu thống kê, hơn 80% trẻ bị viêm tai giữa ít nhất một đợt ở tuổi lên 3. Dù đối tượng mắc viêm tai giữa chủ yếu là trẻ em nhưng bệnh lý này cũng có thể xuất hiện ở người lớn.

PGS An cho rằng, viêm tai giữa ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng tai giữa, nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như: viêm tai xương chũm, nghe kém, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ chưa nói sõi, thậm chí viêm màng não, áp xe não...

Biểu hiện 

Sốt từ 38,3 - 38,9 độ C.

Quấy khóc cả ngày lẫn đêm, khóc ré lên khi đặt nằm xuống, thức giấc nhiều về đêm.

Ăn bú kém, bỏ bú, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa.

Chảy dịch, chảy mủ từ ống tai ngoài.

Ở trẻ lớn có thể kêu đau tai, ù tai, không nghe được.

Khi trẻ bị viêm tai giữa, bác sĩ An khuyến cáo cha mẹ nên vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ cho bé hàng ngày, không bịt kín tai hoặc lau quá sâu. Nếu trẻ đang tuổi bú mẹ: Tăng số lần bú, cho bé bú ở tư thế ngồi.

Trường hợp trẻ bị sốt chườm khăn ấm, cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng, thấm mồ hôi, không bó sát. Phòng nghỉ cho bé cần thoáng mát. Nếu bé sốt trên 38,5 độ C, đau nhiều, cần cho uống thuốc hạ sốt, giảm đau theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.13137 sec| 797.766 kb