Thực phẩm cần kiêng khi bị viêm xoang?
Viêm xoang cần cân nhắc lựa chọn thực phẩm để ăn. Nguồn ảnh: Internet
Việc điều trị viêm xoang hiện nay để đạt hiệu quả cao, trong chế độ ăn uống người bệnh cũng đặc biệt chú ý hạn chế những thực phẩm sau:
- Sữa và những sản phẩm làm từ sữa: Bệnh nhân bị viêm xoang không nên ăn uống các thực phẩm làm từ sữa vì sẽ tạo đờm trong khoang mũi. Đờm chính là nguyên nhân phá hủy sự khô ráo trong xoang và làm tắc nghẽn đường không khí tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến bệnh càng nặng hơn.
- Các thực phẩm cay: Chúng khiến bạn ợ nóng sau khi gây ra viêm xoang, một số vấn đề ở tai, mũi, họng. Vì thế, nếu không muốn bệnh tồi tệ hơn, bệnh nhân viêm xoang nên tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng.
- Ăn khuya: Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thường phải chịu ảnh hưởng là nên ăn gì và khi nào. Với bệnh nhân viêm xoang, nếu có thói quen ăn trước khi đi ngủ khoảng một tiếng, dòng hồi lưu axit sẽ cho thấy mối liên quan giữa hai căn bệnh. Sự chuyển hóa nhịp nhàng từ mũi xuống dạ dày, tuy nhiên khi nằm xuống sẽ gây ra sự hồi lưu từ dạ dày lên. Nó chạy lên miệng và có vị chua, hỗn hợp axit này cùng một số thực phẩm tiêu hóa sẽ chạy lên vòm mũi và có thể gây viêm.
- Chất cồn: Do cồn làm cho cơ thể bị mất nước, sưng phồng các lớp màng phủ trong mũi và xoang, xơ cứng niêm dịch bởi tính lợi tiểu của nó. Nó kích thích tiểu tiện, khiến cơ thể mất nhiều chất lỏng cần thiết dẫn tới phá hủy niêm dịch, làm nó chảy ra liên tục. Ngoài ra, cồn còn kích thích sự hồi lưu axit làm trầy xước và viêm xoang.
- Thức uống có cafein: Các loại đồ uống chứa cafein có tính lợi tiểu, làm cơ thể mất nước và là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng. Không chỉ chứa chất cafein, soda còn có thể gây ra đầy hơi dẫn tới sự hồi lưu axit.
Biến chứng viêm xoang nguy hiểm không?
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An, biến chứng viêm xoang có thể gây mù. Ảnh: BVAV
Theo chuyên gia tai mũi họng PGS Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt - viêm xoang là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, do hiện tượng nhiễm trùng của các xoang. Đây là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang gây ra bởi vi trùng, siêu vi trùng hay dị ứng dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài.
Xoang có sự liên hệ mật thiết với mũi, và mũi là nơi tiếp xúc thường xuyên của cơ thể với môi trường bên ngoài cho nên khi môi trường không tốt sẽ gây mũi và một thời gian sau xoang cũng bị viêm. Viêm xoang là bệnh rất thường gặp ở các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ viêm xoang khá cao, vì khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện để vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh phát sinh, phát triển.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ người dân thành phố mắc bệnh viêm xoang cao hơn do môi trường ô nhiễm ở mức báo động.
Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa, nhất là mùa xuân và thường hay gặp ở người lớn, trẻ em ít bị viêm xoang hơn. Bệnh này dễ tái phát và thường phải điều trị trong một thời gian dài.
PGS Nguyễn Thị Hoài An cho biết, viêm xoang có thể gây ra nhiều biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất của viêm xoang là nhiễm trùng ổ mắt, có thể dẫn tới bị mù. Nguyên nhân là viêm xoang có thể dẫn tới viêm nhiễm lan tỏa thay đường mạch máu từ xoang qua hốc mắt gây ra biến chứng này.
Viêm xoang có thể dẫn tới viêm mô liên kết quanh mắt. Biến chứng này thường gặp trong các trường hợp viêm xoang cấp tính. Bệnh nhân đau nhức mắt dữ dội, đau xuyên lên đỉnh đầu. Mi mắt sưng phù do tụ mủ trong hốc mắt. Biến chứng của viêm xoang đối với mắt còn có thể gây nên viêm dây thần kinh thị giác do viêm xoang sàng hoặc xoang bướm.
Theo PGS An, viêm xoang còn có thể gây viêm, áp-xe mi mắt, túi lệ. Viêm xoang cũng có thể đưa đến viêm màng não, tụ mủ dưới màng cứng, áp-xe ngoài màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch dọc trên, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang và áp-xe não.
Khi bị viêm xoang, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.