Mỗi sáng một cốc nước chanh là cách giúp bạn bắt đầu một ngày mới khỏe mạnh và tích cực
Trong trái chanh có rất nhiều chất tốt cho cơ thể như vitamin C, calcium, sắt, magie, kali, chất xơ,… Thậm chí chanh chứa lượng kali dồi dào hơn táo hay nho rất nhiều.
Bởi vì chanh có thể làm hại đến men răng của bạn nên pha nước chanh uống giúp bạn hấp thu các chất bổ dưỡng mà không gây hại cho răng.
Các chuyên gia khuyên rằng nên uống một cốc nước chanh vào buổi sáng, trước bữa sáng 15-30 phút. Để hiểu rõ vì sao bạn nên làm vậy, hãy nhớ các lợi ích tuyệt vời mà nước chanh mang lại cho bạn sau đây
Thúc đẩy hệ miễn dịch
Chanh dồi dào vitamin C, chất thực sự cần thiết đối với hệ miễn dịch của chúng ta. Vitamin C còn giúp giảm stress hiệu quả, do đó các chuyên gia về sức khỏe luôn khuyên bạn cần bổ sung thêm chúng vào những ngày căng thẳng, mệt mỏi.
Nguồn cung cấp kali
Như đã đề cập ở trên, chanh chứa nhiều kali hơn nhiều loại quả khác, giúp tăng cường sức khỏe cho tim, não bộ, đặc biệt là tốt cho các tế bào thần kinh.
Cải thiện tiêu hóa
Nước chanh giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm độc tố toxin trong thực phẩm khi bạn ăn, hạn chế các chứng khó tiêu, ví dụ như ợ nóng.
Giải độc cơ thể
Chanh có thể thanh tẩy cơ thể bạn, giải trừ độc tố, tăng cường chức năng của các enzyme, giúp thận của bạn khỏe mạnh mỗi ngày.
Chữa bệnh cùng chanh
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, các bộ phận của cây chanh đều có giá trị riêng. Cụ thể:
Dịch quả: Tính mát, thông tiểu tiện, có tác dụng chữa bệnh tê thấp, liều dùng 30-120 g/ngày, pha thành nước uống. Nó cũng có thể dùng chữa bệnh scorbut (bệnh do thiếu vitamin C) của trẻ sơ sinh, thậm chí cả người lớn. Ngoài ra, dịch quả chanh còn làm nguyên liệu chế axit xitric thiên nhiên.
Múi: Có thể phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho, viêm họng. Sau khi gội đầu, bạn có thể vắt một ít nước chanh quả lên có tác dụng làm trơn tóc.
Lá và ngọn: Lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà, ốc, nấu nước để xông trị cảm cúm. Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy chướng bụng.
Rễ: Dùng chữa ho dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm, ngày dùng 6-12 g.
Tinh dầu quả và lá: Pha nước gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuộc bột hay thuốc ngậm.