Cho trẻ bú quá lâu
Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu.
Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau. Hơn nữa việc này có thể tăng thêm tình cảm mẹ con.
Chỉ tập trung bú một bên
Sữa mẹ đều có ở cả hai bên ngực, nếu chỉ cho trẻ bú một bên dần dần sẽ khiến bầu ngực bên đó bị mất sữa. Không những vậy, khi trẻ chỉ được bú một bên, bé sẽ quen với nó nên rất khó để mẹ chuyển cho bé sang bên còn lại. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là mẹ cố gắng luân phiên cho bé bú ở cả hai bên ngực.
Cho trẻ bú sau khi tập thể dục xong
Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.
Nếu sau khi vừa vận động xong, mẹ nên nặn một ít sữa ra (khoảng từ 3 tới 5 ml ở cả 2 vú), chờ khoảng 30 phút rồi mới cho bú để lượng acid lactic giảm xuống.
Nằm cho con bú
Dạ dày của trẻ ở vị trí cân bằng, nếu mẹ nằm cho con bú, trẻ sẽ bị nôn sữa. Tư thế thích hợp nhất khi cho con bú là ngồi hoặc nửa ngồi, một chân gác lên ghế, ôm con vào lòng. Các bà mẹ cũng nhớ là phải kẹp hai ngón tay vào đầu vú để sữa chảy ra vừa đủ không làm bé bị sặc.
Trang điểm và sức nước hoa khi cho con bú
Nếu bạn vừa từ công sở về hãy tắm rửa thật sạch sẽ trước khi cho bé bú. Mỗi bà mẹ đều có một loại mùi thân thể cuốn hút đặc biệt với con trẻ. Mùi vị này trợ giúp con trẻ khi bú sữa. Nếu có mùi hương khác lấn át mùi vị thân quen của mẹ, trẻ sẽ khó thích nghi, dẫn đến tình cảm giảm sút, bú kém đi, ảnh hưởng đến sinh trưởng.