Các lưu ý trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời
- Tính toán chi phí lắp đặt điện mặt trời: Việc tính toán chi phí lắp đặt điện mặt trời mái nhà có liên quan đến công suất của hệ thống. Hệ thống có công suất càng lớn thì chi phí lắp đặt càng cao và ngược lại. Bạn cần cân nhắc, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tìm được công suất hệ thống phù hợp, từ đó có thể xác định được chi phí lắp đặt là bao nhiêu.
- Chọn nhà cung cấp được chứng nhận: Hãy đảm bảo rằng người tiêu dùng chọn các nhà cung cấp có kinh nghiệm trong việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Những người có kinh nghiệm nhiều năm sẽ nắm rõ các quy định an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ sai sót trong quá trình lắp đặt.
- Sử dụng tấm pin mặt trời được chứng nhận: Đảm bảo rằng các tấm pin mà mình chọn được chứng nhận bởi các cơ quan chuyên trách bởi điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn nâng cao chất lượng và hiệu suất của hệ thống.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
- Lắp đặt đầu nối MC4: Việc sử dụng đầu nối MC4 cho kết nối điện là rất quan trọng bởi nó có thể giúp giảm thiểu nguy cơ điện giật và đảm bảo an toàn cho hệ thống.
- Định tuyến cáp AC an toàn: Hãy đi dây cáp AC (xoay chiều) tránh xa các khu vực dễ bị ngập nước và các cạnh sắc nhọn. Việc đi dây đúng cách không chỉ bảo vệ hệ thống khỏi sự cố điện mà còn tăng cường an toàn lâu dài cho tấm pin mặt trời.
- Cố định và lắp đặt an toàn: Sử dụng đúng loại và số lượng kẹp để cố định giá đỡ. Đảm bảo rằng các tấm pin được lắp đặt chắc chắn, tránh xê dịch khi có gió lớn hoặc động đất - một trong những biện pháp an toàn quan trọng nhất.
Cũng cần đảm bảo việc tiếp đất, chống thấm và bịt kín đầu vào cáp để ngăn ngừa điện giật và ăn mòn, đảm bảo thiết bị hoạt động lâu dài. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để hệ thống điện mặt trời lắp đặt trong tương lai hoạt động hiệu quả và an toàn.
Các biện pháp phòng ngừa an toàn
- Đảm bảo mái nhà trong tình trạng tốt: Trước khi lắp đặt, hãy kiểm tra tình trạng mái nhà. Mái nhà cần phải chắc chắn và bền vững vì hệ thống điện mặt trời có thể được bảo hành lên đến 20-25 năm. Việc sửa chữa mái nhà trước khi lắp đặt sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, tránh việc phải tháo dỡ tấm pin sau này.
- Kiểm tra không gian lắp đặt: Mái nhà cần có đủ diện tích để lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời. Thông thường, khoảng 7,6 m2 là cần thiết cho mỗi kW điện mặt trời. Mái dốc với độ nghiêng từ 30 đến 40 độ là lý tưởng, nhưng mái bằng cũng có thể chấp nhận được. Tránh lắp đặt trên mái đất sét hoặc đá phiến do nguy cơ sập.
- Xác định vị trí an toàn khỏi lũ lụt: Đảm bảo rằng khu vực lắp đặt không nằm trong vùng lũ lụt. Mặc dù hệ thống điện mặt trời có thể giúp giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt nhưng điều đó không có nghĩa nó an toàn khi lũ tràn về.
- Đảm bảo đủ ánh sáng mặt trời: Mái nhà cần có đủ ánh sáng mặt trời để tối ưu hóa hiệu suất của tấm pin. Khu vực lắp đặt nên không bị che bóng từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Đặc biệt, các chướng ngại vật như cây cối, tòa nhà gần đó có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất điện của hệ thống.
- Tìm hiểu quy định về đo lường ròng: Để kết nối với lưới điện, người dùng cần một công tơ đo lường ròng giúp ghi nhận lượng điện xuất ra. Quy định về công tơ này có thể khác nhau tùy theo từng khu vực, vì vậy hãy tìm hiểu kỹ trước khi lắp đặt.
Quy trình lắp điện mặt trời mái nhà
Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà cần trải qua một quy trình cần thiết, đảm bảo thực hiện tuần tự để hệ thống được lắp đặt đúng kỹ thuật và mang lại hiệu quả như mong muốn.
Một quy trình lắp đặt điện mặt trời mái nhà thường trải qua những bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Khảo sát địa điểm lắp đặt điện mặt trời
Các chuyên gia, kỹ sư của đơn vị nhận thầu sẽ đến tận nhà bạn để khảo sát, đánh giá tình trạng ngôi nhà của bạn có phù hợp để lắp đặt điện mặt trời mái nhà hay không. Các kỹ sư sẽ xem xét tình trạng mái nhà, xem xét bảng điện và dây điện trong gia đinh có cần nâng cấp không, xác định bóng che, hướng lắp đặt phù hợp, xác định mô hình hệ thống điện mặt trời phù hợp…
Bước 2: Tiến hành ký hợp đồng lắp đặt điện mặt trời
Chủ đầu tư điện mặt trời và đơn vị thi công, lắp đặt sẽ ký hợp đồng lắp đặt điện mặt trời. Trong nội dung hợp đồng sẽ có những điều khoản liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, chi phí thi công, các thiết bị, vật tư sẽ được sử dụng trong hệ thống điện mặt trời, chế độ bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống… Nhìn chung, hợp đồng là ràng buộc pháp lý để hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi chính đáng của mình.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt dàn pin mặt trời
Trước khi lắp đặt tấm pin, các kỹ sư sẽ lắp đặt khung giàn, giá đỡ cho tấm pin mặt trời. Giá đỡ của tấm pin sẽ được gắn trực tiếp vào mái nhà, cố định chúng để đảm bảo sự chắc chắn trước điều kiện thời tiết và các tác động từ bên ngoài.
Sau đó, các tấm pin mặt trời sẽ được gắn lên giá đỡ rồi kết nối với nhau bằng giắc nối MC4 để tạo thành một chuỗi pin mặt trời. Dàn pin mặt trời cũng sẽ được kết nối với biến tần để chuyển đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC.
Bước 4: Kiểm tra lại hệ thống trước khi vận hành
Các kỹ sư sẽ kiểm tra lại hướng lắp đặt và độ nghiêng của các tấm pin, độ chắc chắn của giá đỡ, kiểm tra giắc nối, biến tấn…. Sau khi đảm bảo các thành phần của hệ thống không có vấn đề gì, hệ thống sẽ được vận hành và đi vào sử dụng.
Bước 5: Vận hành hệ thống
Công tắc sẽ được bật để mở hệ thống điện mặt trời. Các kỹ sẽ sẽ kiểm tra tình trạng của inverter, đèn hiển thị trên bảng điều khiển, công suất hiển thị….để xác định hệ thống vận hành có ổn không. Nếu xuất hiện đèn Led màu đỏ, màn hình có lỗi thì cần kiểm tra lại các thông số và sửa chữa lại. Sau khi sửa chữa xong, vận hành lại hệ thống và bắt đầu sử dụng.
Bước 6: Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
Việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống bao gồm các công việc như kiểm tra hiệu suất và vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời, kiểm tra hệ thống dây dẫn, thiết bị vật tư của hệ thống điện, nếu phát hiện có vấn đề thì cần sửa chữa ngay để tránh xảy ra những sự cố nguy hiểm.