Tầm quan trọng của hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công con người, từ đó dẫn đến một số căn bệnh.
Dị ứng và quá mẫn cảm với một số chất được cho là có nguyên nhân từ rối loạn hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch bị lỗi sẽ tự động chiến đấu với các yếu tố không quá nguy hiểm, ví dụ như phấn hoa hoặc lông động vật, khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với chúng.
Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng đóng vai trò chính trong quá trình thải ghép ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấy ghép thay thế các mô hoặc cơ quan nội tạng. Rối loạn miễn dịch còn gây ra những bệnh lý khác, chẳng hạn như:
Các bệnh tự miễn: Tiểu đường ở trẻ vị thành niên, viêm khớp dạng thấp và thiếu máu
Các bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) và suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng SCID.
Để hệ miễn dịch khỏe mạnh
Ăn nhiều rau củ quả và các loại đậu
Ăn nhiều rau củ quả cùng các loại hạt, các loại đậu sẽ giúp bạn được cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó đáp ứng nhu cầu của hệ miễn dịch. Theo một nghiên cứu tiến hành trên những người lớn tuổi, ăn nhiều rau củ và trái cây giúp cải thiện phản ứng của cơ thể với vắc xin Pneumovax, loại vắc xin giúp bảo vệ cơ thể chống lại viêm phổi Streptococcus.
Sử dụng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các loại thực phẩm bổ sung giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng dạ dày. Các sản phẩm sữa lên men cũng giúp giảm viêm đường hô hấp ở người lớn và trẻ nhỏ.
Tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng
Ánh nắng mặt trời tác động đến quá trình sản sinh vitamin D của da. Vào mùa hè, bạn nên phơi nắng khoảng 10–15 phút. Ở một vài nơi, lượng ánh nắng không đủ để cung cấp vitamin D cho cơ thể và đôi khi họ cũng thiếu nguồn cung cấp vitamin D. Điều này khiến cơ thể thiếu vitamin D cần thiết và sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.
Một nghiên cứu vào năm 2010 tiến hành ở trẻ nhỏ cho thấy hấp thụ đủ 1.200 IU một ngày cung cấp vitamin D làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm A. Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Mặt khác, một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy người mắc bệnh ung thư kết trực tràng nỗ lực hấp thu 1.000 IU một ngày đã thất bại trong việc bảo vệ cơ thể chống lại viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Sử dụng tỏi trong thực đơn hàng ngày
Tỏi là trung tâm kháng sinh phổ rộng và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển. Vì sức nóng của tỏi giúp hủy hoạt chất hiệu quả, do đó hãy bổ sung tỏi vào thực đơn hàng ngày bạn nhé.
Ăn nấm thảo dược
Bạn nên ăn nấm thảo dược như nấm đông cô hay nấm maitake của Nhật Bản. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nấm đông cô giúp gia tăng khả năng miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thu vú đối với phụ nữ.