Thứ 6, 22/11/2024, 10:35 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Uống cà phê không đúng cách gây hại sức khỏe

Uống cà phê không đúng cách gây hại sức khỏe
(Tieudung.vn) - Cà phê là thức uống quen thuộc của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng uống cà phê đúng cách. Nếu như bạn đang uống cà phê theo những cách dưới đây, hãy thay đổi nếu không muốn sức khỏe bị nguy hại.

Uống quá nóng

cà phê, Uống cà phê không đúng cách gây hại sức khỏe
Bạn không nên uống cà phê quá nóng.

Lý do là cà phê trên 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, theo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới. Cà phê pha tại nhà hay được phục vụ trong quán thường đều vượt ngưỡng an toàn này.

Việc pha thêm kem hay sữa cũng chỉ làm giảm nhiệt chừng hai độ C. Một ly cà phê đen cần chừng năm phút để hạ nhiệt xuống dưới 65 độ.

Bạn dễ bị lo lắng

Caffeine trong cà phê có kích thích hệ thống thần kinh, giải phóng ra một loại hoocmon gây căng thẳng. Hoocmon này có thể tạo cảm giác lo lắng bồn chồn quá mức, rối loạn giấc ngủ - đặc biệt với những người bị chứng rối loạn hoảng sợ và lo lắng giao tiếp.

Để giảm tác dụng này của cà phê, bạn chỉ nên uống chừng 1-2 ly cà phê trung bình mỗi ngày hoặc dùng loại cà phê ít chất caffeine.

Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê

Cho một lượng đường thích hợp vào cà phê khi uống sẽ làm tăng mùi vị cà phê. Mặt khác, khi uống cà phê có pha nhiều đường có thể làm kích thích các tế bào insulin trong tuỵ và tạng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu, từ đó khiến cho sự trao đổi đường trong cơ thể bị rối loạn.

Không nên để cà phê đã pha lâu

Cà phê đã pha để quá lâu có thể làm cho các chất thơm trong cà phê bị giảm và làm tăng vị đắng của cà phê.

Một số tác hại của cà phê

Lạm dụng cà phê quá nhiều có thể gây hại thận.

Gây ảnh hưởng tới tuyến thượng thận trong cơ thể: Nếu lạm dụng cà phê uống quá nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, bắt buộc tuyến thượng thận phải làm việc nhiều, quá sức ảnh hưởng đến cả hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra tuyến thượng thận có tác dụng điều hòa nhịp tim, chính vì vậy nếu bắt tuyến thượng thận là việc quá sức như vậy sẽ gây ảnh hưởng làm cho cơ thể kiệt sức, có thể gây ra các triệu chứng như yếu tim chẳng hạn.

Uống nhiều cà phê có thể gây nghiện: khi uống cà phê nhiều và thường xuyên như thói quen nó có thể gây nghiện bất cứ lúc nào. Khi ngày nào đó không được uống cà phê thì sẽ có cảm giác khó chịu, đau đầu, thiếu tập trung… Chính vì thế chúng ta phải có cách thưởng thức cà phê đúng cách, hợp lý.

Gây mất nước: các bạn uống cà phê nhưng có thể bạn chưa biết cà phê là loại nước uống giúp lợi tiểu, có khả năng kích thích sản xuất ra nước tiểu. Chính vì thế nếu bạn uống quá nhiều cà phê nó sẽ dẫn tới sản xuất ra rất nhiều nước tiểu, khiến bạn mất nước dẫn đên thiếu nước cho cơ thể.

Gây lo lắng, khó chịu: cà phê là loại nước uống có tác dụng gây kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp bạn có thể tỉnh táo hơn. Nhưng trong trường hợp bạn uống quá nhiều, uống hơn 4 cốc trong 1 ngày thì nó có thể bị tác dụng ngược lại, nó làm ảnh hưởng tới tuyến thượng thận, giảm đề kháng…dẫn tới cảm giác bồn chồn, lo lắng.

Gây hại cho dạ dày: vì trong cà phê có tính axit rất cao, chính vì thế nếu uống nhiều, axit vào cơ thể nhiều sẽ dẫn tới các phản ứng không tốt cho dạ dày, có thể gây cảm giác khó chịu, đau bụng, khó tiêu. Và nếu uống cà phê nhiều và liên tục nó có thể dẫn tới các bệnh như viêm, loét dạ dày.

Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Nếu lạm dụng cà phê quá nhiều nó sẽ rất có hại cho cơ thể, nó gây 1 loạt liên quan tới các chức năng sinh sản, uống quá nhiều thậm chí có thể gây vô sinh. Nếu phụ nữ đang trong thời kì thì có thể dẫn tới ảnh hưởng tới số cân nặng của trẻ.

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.21079 sec| 788.461 kb