Thứ 2, 16/09/2024, 06:00 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

4 loại rau mọc dại ở Việt Nam nhưng là thần dược cho sức khỏe

4 loại rau mọc dại ở Việt Nam nhưng là thần dược cho sức khỏe
(Tieudung.vn) - Rau sam, rau càng cua, rau tầm bóp... là loại rau mọc dại ở Việt Nam nhưng cực tốt cho sức khỏe.

Rau sam

4 loại rau mọc dại ở Việt Nam nhưng là thần dược cho sức khỏe

Rau sam có chữa bệnh tuyệt vời.

Trong thành phần dinh dưỡng của rau sam có vị chua hơi đắng, tính mát, chứa nhiều glycosit, chất nhầy, axit hữu cơ, muối kali và nhiều vitamin như A, B1, B2, C, PP.

Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là cây dại và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế, thậm chí ở nhiều nơi còn dùng làm thức ăn cho bò. Có lẽ sẽ ít ai biết rằng, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đang "săn lùng" loại rau nhỏ bé này bởi những công dụng kỳ diệu đến không ngờ.

Rau sam được xem là vị thuốc giải độc, ngăn ngừa chảy máu, giúp cầm máu nhanh, có thể làm giảm lượng đường trong máu, duy trì lượng đường trong máu liên tục.

Ở nhiều nước châu Âu, rau sam được dùng trong các khá phổ biến, người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp cũng rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt, hoặc ở Mỹ, có món rau sam trộn dầu giấm...
 
Người Trung Hoa xưa gọi rau sam là "rau trường thọ". Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin A, C và một số vitamin B cùng các carotenoit), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt.

Rau càng cua

Rau càng cua là loại rau mọc dại đang được nhiều bà nội trợ săn lùng. Đây không chỉ là món ăn ngon giàu dinh dưỡng (như beta-caroten, can-xi, photpho, protein, vitamin B, C...) mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh.

Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng: Nhiệt miệng, viêm họng, táo bón, đau nhức cơ khớp, tiểu đường...
 
Nhiều nước trên thế giới xem rau càng cua là “thần dược” vì nó có khả năng trị nhiều loại bệnh. Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Còn người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu…

Đối với người bị , rau càng cua là không thể bỏ qua. Sử dụng càng cua đều đặn 3 lần mỗi tuần sẽ giúp người bệnh ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.

Rau càng cua chứa nhiều khoáng chất giúp tăng sinh tế bào máu, nhờ đó bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Khi kết hợp loại rau này với thực phẩm giàu sắt như thịt bò, món ăn này sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị thiếu sắt.

Rau tầm bóp

Tầm bóp vốn là cây rau dại mọc hoang, thường được các cụ ngày xưa hái về làm thực phẩm. Cây tầm bóp chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitaminA, vitamin C...

Bên cạnh đó, đây cũng là một loại thần dược nhờ có tính kháng khuẩn, chống ung thư, chống đông máu, chống bệnh bạch huyết, chống nấm và vi khuẩn, chống co, chống ung bướu, kháng siêu vi khuẩn, hạ huyết áp...

Tại đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, cây tầm bóp rất được ưa chuộng, 1kg quả tầm bóp có giá bán lên tới hơn 700.000 đồng tính ra tiền Việt Nam.

Lá lốt

Dùng ăn sống hoặc làm gia vị nấu canh cá, chả cá, lươn, ếch, ba ba, ốc, hến… vừa tạo hương vị thơm ngon vừa khử bớt khí hàn, khí thấp của thực phẩm, giảm bớt mùi tanh, giúp tiêu thực và chống dị ứng. Lá lốt gói các loại thịt như bò, heo, vịt, cua, cá, lươn, ốc… để nướng, chiên; làm rau xào thịt bò, heo, cá, lòng gà… rất ngon miệng, bổ dưỡng.

Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.11596 sec| 790.031 kb