Theo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế, dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh thành phía Nam vì đang là mùa mưa. Cả nước đã ghi nhận hơn 36.000 người mắc sốt xuất huyết, trong đó có 11 ca tử vong, 5 tháng đầu năm.
Các bệnh nhân tử vong đều chủ quan nhập viện muộn. Khu vực miền Nam đang đứng đầu về số ca mắc, chiếm gần 63%. TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Phú Yên… là những điểm nóng của dịch.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, dự báo thời gian tới dịch sốt xuất huyết sẽ còn diễn biến rất phức tạp và có xu hướng gia tăng. Nhất là tại các tỉnh phía Nam hiện đang là mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển mạnh và truyền bệnh.
Sốt xuất huyết tồn tại ở Việt Nam hàng chục năm, mỗi năm có 50.000-100.000 ca mắc. Bệnh do muỗi truyền và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vắc xin ngừa bệnh đang được nghiên cứu và thử nghiệm.
Các chuyên gia dự báo sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng ở phía Nam vào mùa mưa (Hình minh hoạ). |
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp cho nên một người có thể mắc bệnh 2-3 lần.
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 96 triệu người mắc bệnh, với 500.000 trường hợp nặng cần nhập viện và khoảng 12.500 ca tử vong.
Trường hợp nhẹ, người bệnh sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt; đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu; có thể có nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn, người bệnh có dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng); đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Đến nay, chưa có vắc xin phòng ngừa sốt xuất huyết. Bệnh cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Vì thế, việc phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy, phòng muỗi đốt.dụng có thể chứa nước đọng, không tích nước trong chum, vại, thay nước lọ hoa thường xuyên, không vứt vỏ lon nước ngọt, lốp xe... ngoài vườn đều có thể khiến nước đọng là nơi sinh sôi lý tưởng của muỗi. Với tiểu cảnh cần thả cá tiêu diệt loăng quăng...
Ngủ màn, mặc áo dài tay để tránh bị muỗi đốt. Tại các khu vực nguy cơ cao, y tế dự phòng tổ chức chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi người dân nên cộng tác, bởi hóa chất là an toàn, không gây hại với người.
Còn khi có dấu hiệu đột ngột sốc cao không hạ, mệt mỏi, nhức đầu, đau hốc mắt... cần nghĩ đến nguy cơ sốt xuất huyết, đến viện khám để được chẩn đoán, điều trị, phòng nguy cơ bệnh diễn biến sống đe dọa sức khỏe.