Thứ 7, 11/05/2024, 10:26 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Hai trường đại học ở Việt Nam lọt top 500 thế giới

Hai trường đại học ở Việt Nam lọt top 500 thế giới
(Tieudung.vn) - Trường đại học (ĐH) Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng là hai đại diện của Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2022 được THE công bố.

Ngày 2/9, trong đại học thế giới năm 2022 được THE công bố, ngoài ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) và Đại học Tôn Đức Thắng (TP Hồ Chí Minh), Việt Nam còn có 3 trường khác góp mặt gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh và ĐH Bách khoa Hà Nội.

Hai trường đại học ở Việt Nam lọt top 500 thế giới

ĐH Tôn Đức Thắng. Nguồn ảnh: tdtu.edu.vn

Trong số này, ĐH Quốc gia Hà Nội, ngôi trường từng 2 năm liên tiếp được xếp trong nhóm 801-1.000, bị tụt xuống nhóm 1.001-1.200. ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh và ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng tụt hạng, từ nhóm 1.001+ trong năm ngoái xuống nhóm 1.201+. Ngoài ra, bảng xếp hạng ghi nhận của ĐH Đà Nẵng nhưng cơ sở này chưa được xếp hạng.

Theo bảng xếp hạng THE 2022, ĐH Harvard đứng đầu lĩnh vực giảng dạy, trong khi ĐH Oxford đứng đầu về nghiên cứu.

Ở khu vực Châu Á, Trung Quốc có hai đại diện được xếp hạng 16 thế giới, gồm Đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa.

Đại học Quốc gia Singapore là đại diện của Đông Nam Á có thứ hạng cao nhất, đứng thứ 21, tăng 4 bậc.

Mỹ là quốc gia có nhiều đại diện lọt vào bảng xếp hạng này nhất với 183 trường đồng thời là nước có nhiều đại diện trong top 200 nhất, với 57 trường, mặc dù tỷ lệ các trường đại học trong nhóm ưu tú này đang giảm.

Sáu quốc gia mới có trong bảng so với năm ngoái: Azerbaijan, Ecuador, Ethiopia, Fiji, Palestine và Tanzania.

Đại học Harvard đứng đầu trụ cột giảng dạy, trong khi Đại học Oxford đứng đầu trụ cột nghiên cứu và Đại học Khoa học và Ma Cao dẫn đầu trụ cột quốc tế.

Bảng xếp hạng ĐH châu Á được bình chọn dựa trên 13 tiêu chí áp dụng cho Bảng xếp hạng ĐH thế giới của Times Higher Education. Những tiêu chí này được chia thành 4 lĩnh vực: giảng dạy (chiếm 25%, gồm có tỷ lệ giảng viên/sinh viên và tỷ lệ tiến sĩ/cử nhân), nghiên cứu (30%, gồm số lượng, thu nhập, danh tiếng), tầm ảnh hưởng nghiên cứu (chiếm 30%, dựa trên số lần công trình nghiên cứu của trường được học giả toàn cầu trích dẫn), triển vọng quốc tế (gồm có tỷ lệ sinh viên trong và ngoài nước, và hợp tác quốc tế, chiếm 7,5%), chuyển giao kiến thức (7,5%, dựa trên thu nhập của trường từ việc bán nghiên cứu cho các doanh nghiệp). 

Tags:
4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.31583 sec| 771.828 kb