Thứ 7, 27/07/2024, 19:10 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

"Đào, Phở và Piano" có gì mà tạo nên cơn sốt phòng vé?

"Đào, Phở và Piano" có gì mà tạo nên cơn sốt phòng vé?
(Tieudung.vn) - Sau hơn 10 ngày khởi chiếu, bộ phim của đạo diễn Phi Tiến Sơn đã thu gần 400 triệu đồng, suất chiếu ngày càng tăng nhưng vẫn cháy vé.

Những ngày qua, bộ phim Đào, phở và piano bỗng gây sốt khiến Trung tâm chiếu phim Quốc gia phải liên tục tăng suất chiếu. Từng chỉ có 3 suất chiếu/ngày, mỗi rạp khoảng 100 khán giả nhưng nay bộ phim đã được tăng lên 16 suất chiếu.

"Đào, Phở và Piano" có gì mà tạo nên cơn sốt phòng vé?

Cảnh trong phim "Đào, Phở và Piano". Nguồn ảnh: Vietnamnet

Để phục vụ khán giả, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cho biết, sẽ có sự thay đổi lịch chiếu theo hướng giảm bớt 50% số suất chiếu phim Mai để chuyển sang cho Đào, phở và piano.

Tới thời điểm hiện tại, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia là rạp duy nhất chiếu phimĐào, phở và piano với tinh thần phục vụ khán giả, cống hiến cho ngành điện ảnh. Toàn bộ doanh thu phải nộp 100% vào ngân sách nhà nước. Trong thời gian tới, sẽ có thêm một số rạp khác dự kiến chiếu Đào, phở và piano như các cụm rạp thuộc Cinestar và Beta Media.

Đào, phở và piano là phim điện ảnh của đạo diễn Phi Tiến Sơn do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh đặt hàng Công ty cổ phần Phim truyện I sản xuất. Phim được đầu tư với kinh phí lên đến 20 tỷ đồng.

Phim khai thác đề tài lịch sử nhưng đầy thú vị 

Có thể nói, việc Đào, phở và piano gây sốt là bước ngoặt lớn cho dòng phim lịch sử. Phim vốn là tác phẩm do nhà nước đặt hàng, không nhằm mục đích thương mại. Không giống với những tác phẩm điện ảnh khác, phim không truyền thông rộng rãi, thậm chí còn không có cả trailer.

Thế nhưng, trong phim Tết năm nay, khi những phim chiếm áp đảo trên đường đua như Mai của Trấn Thành hay Gặp lại chị bầu của Nhất Trung, bộ phim khai thác đề tài lịch sử như Đào, phở và piano được xem là " lạ" đầy thú vị.

Việc Đào, phở và piano gây cơn sốt phòng vé cũng là minh chứng rõ ràng cho việc người trẻ không lãng quên lịch sử. Họ vẫn miệt mài tìm kiếm những mảnh ghép để hoàn thiện bức tranh đầy bi tráng và hào hùng mà lớp lớp cha anh đã tạo dựng.

Thành công của Đào, phở và piano cũng là một động lực lớn giúp dòng phim lịch sử có thêm một tia hy vọng, hướng đi mới đầy hứa hẹn, đủ sức cạnh tranh với các dòng phim giải trí đương thời.

Kịch bản chỉnh chu, dàn thực lực

Với kinh phí đầu tư 20 tỷ đồng, phim quy tụ dàn diễn viên thực lực: Doãn Quốc Đam (chiến sĩ tự vệ), Thùy Linh (tiểu thư Hà thành), NSƯT Trần Lực (ông họa sĩ), Thiện Hùng (chú bé đánh giày), Tuấn Hưng (ông Phán), NSND Trung Hiếu (cha xứ), Anh Tuấn (ông bán phở)...

Theo họa sĩ Viết Hưng, họa sĩ thiết kế phim 'Đào, phở và piano', để tái hiện không khí của trận chiến quyết liệt bảo vệ Hà Nội trong 60 ngày đêm từ cuối 1946 đến đầu 1947, đoàn làm phim 'Đào, phở và piano' đã dựng một khu phố cổ dài gần 100m tại một khu đất thuộc doanh trại quân đội cũ ở Đại Lải (Phúc Yên).

Sau hơn 5 tháng thi công, một khu phố cổ Hà Nội thập niên 1940 với các cửa hàng tạp hóa, hiệu may, quán ăn, toa tàu điện… cùng bối cảnh chiến lũy năm xưa.

bối cảnh giúp nhà quay phim khai thác góc máy mở, không phải cắt đúp nhiều lần. Chính sự đầu tư nghiêm túc về hình ảnh, bối cảnh, kịch bản là 'điểm cộng' tạo sức hút phòng vé của bộ phim với đề tài lịch sử. Đây cũng là bộ phim về đề tài lịch sử hiếm hoi do Nhà nước đặt hàng "cháy vé" và trở thành bộ phim ăn khách nhất từ trước đến nay.

Về mặt truyền thông

Thực ra, “Đào, phở và piano” đã từng được công chiếu vào tháng 9 năm ngoái, nhưng sự quan tâm đến bộ phim được giới hạn bởi 1 nhóm công chúng nhỏ bao gồm báo chí và 1 số khán giả, không hề có hiệu ứng rầm rộ. Không ai ngờ được dịp Tết 2024 lại chứng kiến 1 sự bùng nổ đến từ bộ phim như vậy. 1 cách vô tình, bộ phim này được hưởng lợi nhiều từ hiệu ứng truyền thông.

Tên phim

Đào là 1 hình ảnh gắn liền với ngày Tết của miền Bắc. 1 cách tình cờ, tên bộ phim khiến người ta liên tưởng đây là 1 bộ phim được ra mắt và chiếu vào dịp Tết. Thêm 1 lý do để lựa chọn xem thử. Ngoài ra, không cần phải nói cũng biết bộ phim chiếu rạp đình đám nhất dịp Tết nguyên đán 2024 chính là Mai của Trấn Thành. Thêm 1 lần nữa, tình cờ, Đào là 1 hình ảnh tương phản với Mai trong ngày Tết. Tiếp nữa, đào - phở - piano không thường thấy được đặt cạnh nhau, nếu không nói là giống như bún đậu và tương ớt, kem que và mắm tôm,… người ta chẳng bao giờ xếp chúng cạnh nhau. Vì thế nên đây có thể là cái tên khiến người ta tò mò câu chuyện đằng sau. Sự liên quan, tương phản và kích thích tò mò này khiến bộ phim dễ gây chú ý ngay từ cái tên.

Chủ đề

Chủ đề yêu nước và lòng tự hào dân tộc từ trước đến nay vẫn luôn được ủng hộ và lan truyền, đặc biệt là ở Việt Nam. Các brand mà thể hiện được tinh thần yêu nước sẽ được ủng hộ nhiệt tình. Những nhân vật nổi tiếng đến đâu mà những thông tin ảnh hưởng đến chủ quyền biển đảo cũng đều có thể bị tẩy chay mạnh mẽ. Bộ phim làm về chủ đề này là 1 điểm cộng để được ủng hộ.

Sự khác biệt

1 bộ phim mà chỉ được chiếu ở 1 rạp duy nhất. Khác biệt. 1 bộ phim mà muốn đặt vé online để đi xem cũng không được. Khác biệt. 1 bộ phim được sản xuất với kinh phí hạn hẹp, không 1 đồng marketing truyền thông lại được đông đảo mọi người nhắc tới. Khác biệt. Lần đầu tiên chứng kiến thấy 1 bộ phim như vậy. Điều này càng kích thích trí tò mò, và khiến câu chuyện về bộ phim càng được lan truyền hơn.

TikTok

Có thể nói 1 trong những đóng góp rất lớn đến sự lan truyền của bộ phim đến từ TikTok. Bộ phim đã từng lên hàng loạt báo vào khoảng cuối tháng 9/2023, nhưng hiệu ứng so với thời điểm hiện tại quá nhỏ. TikTok sở hữu 1 số lượng cực kỳ lớn các creator, những người luôn muốn những content mới mỗi ngày. 

Và nếu có 1 content liên quan chủ đề yêu nước, lại về 1 bộ phim có nhiều sự khác biệt, 1 cái tên có yếu tố quen thuộc nhưng gây tò mò, lại còn xu hướng mọi người đang nói nhiều về Mai, thì những content về Đào, phở, và piano có 1 thời điểm lý tưởng để viral và khai thác. Nhờ sự phổ biến của TikTok, mọi người đã biết đến bộ phim này nhiều hơn, tâm lý FOMO được đẩy lên cao, cộng thêm với chất lượng sản phẩm cũng được đánh giá tích cực. Điều đó tạo nên Đào, Phở và Piano ngày hôm nay.

Cá nhân tôi, “Đào, phở và piano” được viral giống với câu chuyện của Mì Thanh Long Caty. Sở hữu nhiều yếu tố mà không dự đoán trước. Nhiều khi biết nguyên lý là thế mà chủ động tạo ra cũng khả năng cao là fail, bởi vì nhiều yếu tố thành công bởi vì công chúng thấy nó tự nhiên. Tuy nhiên, có 1 điểm tích cực đó là rất nhiều người thừa nhận mình đã xúc động, rơi lệ, bị ngạc nhiên, vượt kỳ vọng với bộ phim. 1 sản phẩm tốt được viral - quá xứng đáng.

Website của Beta Cinemas không thể truy cập sau khi công bố chiếu phi lợi nhuận phim 'Đào, Phở và Piano'.

Đào, phở và piano: Hướng đi mới của điện ảnh Việt Nam?

Việc bộ phim lịch sử được Nhà nước đầu tư 100% vốn sản xuất 'gây sốt' đã cho thấy cách tiếp cận gần với phương pháp phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc của Việt Nam.

Để có được sự phát triển như hiện nay, Hàn Quốc đã tiến hành hàng loạt chiến dịch chung tay phát triển dòng phim nội địa, với đề tài đi sâu vào những giá trị văn hóa, lịch sử quốc gia. Chính phủ Hàn Quốc cũng đóng một phần quan trọng trong việc tài trợ, sản xuất, phân phối và công chiếu các bộ phim, nhưng thay vì đầu tư trực tiếp thì sẽ đóng góp một khoản tiền lớn cho việc làm phim địa phương thông qua các quỹ đầu tư.

Theo ông Yu In Chon, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc thì Hàn Quốc đã thành lập quỹ hỗ trợ khoảng 1.000 tỉ won để giúp ngành công nghiệp này sản xuất những nội dung độc quyền có khả năng cạnh tranh toàn cầu đến năm 2027. Quỹ này sẽ bổ sung cho quỹ đầu tư mạo hiểm hiện có của Hàn Quốc dành cho những người sáng tạo nội dung vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn lập thêm một quỹ đặc biệt, chỉ để hỗ trợ những dự án sản xuất , mà trong đó công ty sản xuất giữ lại quyền sở hữu trí tuệ dài hạn đối với nội dung, không bán hoàn toàn cho đơn vị nước ngoài.

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.08985 sec| 820.656 kb