Thứ 3, 19/03/2024, 11:20 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Từ sản phẩm “cho mọi người” đến sản phẩm “quốc dân”

Từ sản phẩm “cho mọi người” đến sản phẩm “quốc dân”
(Tieudung.vn) - Đầu tháng 5, khi những chiếc S8 và S8+ của Samsung đã khiến các tín đồ công nghệ Việt xao xuyến, không ít người đã nghĩ, mong về một chiếc “smartphone quốc dân” của người Việt, cho người Việt, người trẻ Việt.

1. Xứ Hàn, cái nôi của những “em gái quốc dân”, “cô tiên quốc dân”, “em rể quốc dân”, “em dâu quốc dân”…, danh hiệu cao quý dành cho các được người dân nước này mến mộ, bình chọn, đã và đang khiến triệu triệu người trẻ châu Á, trong đó có người trẻ Việt say mê, điên đảo.

Xứ mình, lác đác đây đó những “nghệ sĩ quốc dân”, “ca khúc quốc dân” được người hâm mộ và truyền thông yêu mến đặt trước tên những nghệ sĩ nổi tiếng, các bài hát phổ biến được nghe, được cover nhiều nhất… Nhưng không phải ai cũng để ý, một quốc gia ở đỉnh cao công nghệ như Hàn Quốc lại không sáng rõ những “sảm phẩm quốc dân”. Còn ở xứ Việt, chữ “quốc dân” đã và đang đi từ showbiz vào kinh tế,   một cách tự nhiên, như không chút khiên cưỡng.

Mô tả ảnh
Vietjet Air đã nhanh chóng đuổi kịp Vietnam Airline trong thời gian ngắn.

Đầu tiên, hãy nhìn vào hành trình của Vietjet Air, hãng hàng không ghi dấu ấn không hẳn vì giá rẻ, mà là nêu bật được khát vọng: Giấc mơ bay cho mọi người Việt. Sau đó, kể từ chuyến bay thương mại đầu tiên TP.HCM - Hà Nội ngày 24/12/2011, sau 05 năm, Vietjet Air đã chiếm 41% thị phần hàng không nội địa, bắt kịp Vietnam Airline, thậm chí vượt qua Vietnam Airline về giá trị trên sàn chứng khoán.

Vietjet Air đã làm nên một cuộc cách mạng trong ngành hàng không Việt, chắc chắn có sự đóng góp to lớn của những thông điệp “mọi người cùng bay”, “giấc mơ bay”…, dành như tất cả sự quan tâm tới khách hàng là người thu nhập trung bình, đồng thời cũng không bỏ qua khách “thương gia”. Đúng hơn, sản phẩm của Vietjet ngày càng gần với tất thảy người Việt.

Cũng là “dành cho mọi người” trong câu chuyện 4G của Viettel. Giữa tháng 4 vừa qua, nhà mạng này chính thức khai trương mạng 4G trên toàn quốc, đưa ra quyết tâm hiện thực hóa khát vọng: Mỗi người dân có một chiếc thông minh kết nối Internet tốc độ cao để làm việc, học tập, và . Từ 18/4, chương trình "4G cho mọi người” của nhà mạng này đã có mặt ở khắp nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ mặt phố sầm uất tới ngõ nhỏ vắng vẻ.

từ Viettel, mỗi ngày họ có thêm 15.900 thuê bao 4G kể từ lúc khai trương , nâng tổng số người dùng 4G lên gần 3 triệu tính đến hết 30/4/2017. Ba triệu người dùng  sau 12 ngày ra mắt – con số quả quá ấn tượng. Thông điệp “4G cho mọi người” cũng đủ nhẹ và dễ chịu.

Sức mạnh quần chúng, sức mạnh quốc dân đã ghi dấu ấn ra bên ngoài showbiz.

2. Xứ ta, những sản phẩm hướng tới “người giàu có”, hay “người nghèo” không hiếm, nhưng sản phẩm phục vụ giới trẻ - nhóm đối tượng được xem là lớn và quan trọng nhất trong “quốc dân” có vẻ như còn quá ít ỏi. Có phải vì đại đa số họ còn đi học, mới đi làm, điều kiện tài chính còn hạn hẹp!?

Năm qua, Biti’s với đôi giày Hunter có thể đã giải đáp được phần nào thắc mắc trên. Và quan trọng hơn, họ đã khơi gợi cho các thương hiệu Việt một cách nhìn rất khác, một cách đi cũng rất khác…

Mô tả ảnh
Biti’s Hunter trong MV Lạc Trôi của trẻ Sơn Tùng gây bão trên Youtube.

Câu chuyện của đôi giày Hunter, các chuyên gia marketing cho rằng “Biti’s đã thắng lớn nhờ chiêu bài viral khôn khéo”. Xin không nói về các chiến dịch truyền thông, về “công thức truyền thông AIDA” hay đã sử dụng kênh KOL đẳng cấp… Ở đây, cái “khác biệt” của Biti’s là đã dám nhắm tới nhóm khách hàng trẻ, những người ở độ tuổi 16-26 gần như không biết gì về thương hiệu “nâng niu bàn chân Việt” có tuổi đời quá 33, lại quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Đánh vào nhóm đối tượng mà chính Biti’s gọi là “vùng trắng” này lại là cách thương hiệu Việt dễ hơn trong việc tạo cảm xúc ở phía người dùng, thể hiện được bản lĩnh và tầm nhìn xa, rộng.

Nhưng chỉ với các ca nhạc, thông điệp "ủng hộ hàng Việt"… , có là lý do đủ lớn để người trẻ sẵn sàng rút ví mua giày? Chắn chắn là không đủ. Phải có thêm chuyện “đế mòn quai chưa đứt” và giá cả hợp lý, Biti’s mới có thể tạo nên một trào lưu mua giày mới, đi giày mới – “đôi giày quốc dân” cho hàng vạn người trẻ Việt.

3. Nói đến Biti’s, lại nhớ BPhone – chiếc smartphone cũng hướng tới người trẻ, cũng thông điệp “ủng hộ hàng Việt”, nổi lên chút rồi chìm lặn đầy tiếc nuối.

Mô tả ảnh
Một buổi giới thiệu sản phẩm mới của Mobiistar.

“Quốc dân” bao giờ sẽ lại có một chiếc smartphone của họ, trong thời đại mà điện thoại di động là vật bất ly thân của tất cả, đặc biệt là người trẻ?

Một hi vọng le lói từ Báo cáo Tháng 4 của Thế giới di động.

Tháng 4, hệ thống này đã bán hàng trăm ngàn chiếc điện thoại, của 21 hãng lớn nhỏ khác nhau. TOP 5 được xướng tên gồm: Samsung (khoảng 37% trên tổng số máy bán ra), Nokia (khoảng 14.18%) OPPO (khoảng 13.97%), Mobiistar (khoảng 7.9%) và Mobell (khoảng 6.8%).

Trong TOP 5, bạn có thấy xuất hiện một thương hiệu Việt?

Ra đời năm 2009, nhưng bằng cách nào đó, trước sức ép khủng khiếp của các tập đoàn giàu tiềm lực, làn sóng điện thoại giá rẻ Trung Quốc, nhiều thương hiệu điện thoại Việt ngụp lặn rồi “chìm”, mobiistar vẫn ở đó, nhích dần nhích dần…

Top 5 đối với một thương hiệu Việt, ở một lĩnh vực thay đổi từng phút, cạnh tranh khốc liệt cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận. Nhưng, thông điệp “smartphone cho mọi người” có đi sâu, rộng được vào “quốc dân”, những smartphone thương hiệu này có thể trở đủ sức chen chân vào vị trí “sản phẩm quốc dân”, lại là một câu chuyện khác, rất khác.

Người dùng Việt đang rất “khát” những sản phẩm “quốc dân”, để họ ủng hộ, như tình cảm họ đang dành cho Vietjet Air, Viettel, hay “đôi giày quốc dân” Hunter của Biti’s.

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
6.52693 sec| 816.711 kb