Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương. Đoan Ngọ là thời gian dương khí vượng nhất, muốn cho nhà mình đón được nhiều vượng khí nhất, dân gian cho rằng, treo một nắm cây ngải cứu, xương bồ trước cửa nhà có thể trừ tà ma, loại bỏ tà khí
Ngải cứu (ngải diệp): một cây thuốc có chức năng giữ ấm, xua tan khí lạnh
Xương bồ: cây thân cỏ, có mùi thơm, tinh dầu từ cây có mùi ấm, xua được côn trùng
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, cũng là ngày diệt côn trùng, treo bó lá trước nhà như mang theo hi vọng gia đình khỏe mạnh, ấm cúng, may mắn và mùa màn bội thu tránh được côn trùng quấy phá
Lá liễu, khuynh diệp, ngũ trảo, lá sả, lá tre, bồ diệp,... đây là những loại lá người dân thường mua để treo trước cửa nhà dịp Tết Đoan Ngọ để lấy may mắn, chặn tà khí, là nhà cửa thơm tho đón nhiều hảo vận hơn, khi khô còn có thể xông hơi giải cảm, phòng ngừa côn trùng.
Cây xương rồng theo văn hóa dân gian khi treo trong nhà có thể giúp trừ tà ma, âm khí hay xui xẻo thậm chí còn có thể dự báo họa phúc.
Chú ý treo trước giờ Ngọ ba khắc để được hiệu quả cao nhất.
Truyền thuyết về nguồn gốc tục treo bó lá
Tập tục tết Đoan Ngọ treo xương bồ, ngải diệp bắt đầu vào cuối thời Đường
Truyền thuyết kể rằng:
Ở bên Trung Quốc, năm 874, Hoàng Sào theo Vương Tiên Chi khởi nghĩa. Đến năm thứ 3, Hoàng Sào dẫn một đội binh mã tiến vào Giang Tây. Một hôm, họ đến một thôn trang, khắp nơi tìm không được cái ăn, bụng vô cùng đói. Đang lúc khó khăn bỗng nhìn thấy có khói bốc lên từ một gian nhà tranh, Hoàng Sào tiến đến, chỉ thấy một bà lão đang nấu cháo bên bếp. Hoàng Sào hỏi bà lão nơi nào có thức ăn? Bà lão đáp rằng: “Ông đói như thế thôi thì ăn cháo của tôi đi!”.
Hoàng Sào thấy bà lão là một người lương thiện, không nỡ ăn. Mọi người nói Hoàng Sào là một hung thần ác độc, gặp người là giết, hoàn toàn không phải như vậy, ngược lại còn tốt hơn địa chủ ở trong thôn. Bà liền nói với Hoàng Sào: “ Đói như thế mà thấy cháo đã nấu xong vẫn không ăn, các ông là người lương thiện, dưới gian nhà ngói của một tay quan lại. có giấu lương thực dưới hầm. Các ông mau đến đó lấy”. Hoàng Sào đào lên một số lớn lương thực, giải quyết được cái đói.
Mấy ngày sau, đội quân của Hoàng Sào rời thôn, trước lúc lên đường, Hoàng Sào từ biệt bà lão, nói với bà lão rằng: “Sang năm quân khởi nghĩa của chúng tôi đánh tới Trường An, trước ngày Đoan Ngọ sẽ đi qua nơi đây, đến lúc đó bà hái xương bồ và ngải diệp treo nơi cửa, anh em chúng tôi trông thấy biết là nhà người tốt, không làm hại”.
Thế là bà lão đem chuyện đi kể với những người tốt trong làng, cường hào ác bá trước cửa nhà không treo bó lá bị giết sạch, trả lại cuộc sống bình yên cho xóm làng.