Thứ 5, 03/04/2025, 12:13 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Trường Cán bộ QLGD TP HCM - Bài 3: Chương trình "Quản lý tài chính, tài sản trong trường phổ thông" là chất xám "thuê ngoài"!

Trường Cán bộ QLGD TP HCM - Bài 3: Chương trình "Quản lý tài chính, tài sản trong trường phổ thông" là chất xám "thuê ngoài"!
(Tieudung.vn) - Sau khi được Bộ GD&ĐT chấp thuận Kế hoạch số 779/KH-CBQLGDHCM ngày 21/8/2017 và đồng ý cấp kinh phí 600 triệu đồng để Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh thực hiện Chương trình bồi dưỡng "Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục". Tuy nhiên, nhóm thực hiện Chương trình này đã có dấu hiệu tham ô tiền ngân sách nhà nước. Thậm chí, "kết quả cuối cùng" của chương trình này cũng… "có vấn đề".

Theo tờ trình 766/TTr-CBQLGDHCM ngày 15/8/2017 gửi Bộ GD&ĐT; Vụ Kế hoạch Tài chính, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh đề nghị được cấp 600 triệu đồng từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình "Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục", cụ thể là 400 triệu đồng cho các khoản "Chi xây dựng chương trình bồi dưỡng" và 200 triệu đồng "Chi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên".

Tới kế hoạch 779/KH-CBQLGDHCM ngày 21/8/2017 sau đó, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh đã ghi rõ các khoản chi như sau:

Ở khoản chi "Xây dựng chương trình bồi dưỡng" dự kiến kinh phí 400 triệu đồng, gồm các nội dung chi: Khảo sát, đánh giá nhu cầu - 100 triệu đồng; Tổ chức hội thảo, hội nghị - 70 triệu đồng; Chi phí xây dựng chương trình - 70 triệu đồng; chi phí viết tài liệu - 100 triệu đồng; Chi phí thẩm định, nghiệm thu - 30 triệu đồng; Chi phí khác - 30 triệu đồng.

Ở khoản chi "Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên" với kinh phí 200 triệu đồng, gồm các nội dung chi: Chi cho giảng viên nghiên cứu thực tế - 120 triệu đồng; Chi mở lớp bồi dưỡng cho giải viên - 70 triệu đồng; Chi phí khác - 10 triệu đồng.

Mô tả ảnh
Hai cuốn sách của Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh có nhiều điểm tương đồng, từ tác giả, chương/ mục,... Tài liệu năm 2018 được "thuê ngoài" tới 70%, định hướng nội dung cũng do "người ngoài" thực hiện.

Với rất nhiều khoản chi được "đặt tên" để lấy tiền ngân sách từ vài chục triệu tới hàng trăm triệu đồng, tuy nhiên "kết quả" của chương trình nói trên (tài liệu Quản lý tài chính, tài sản trong trường phổ thông - VP) lại không phải do nhóm thực hiện Chương trình làm ra, mà phần lớn là đi "vay mượn chất xám".

Trong quá trình điều tra vụ việc, phóng viên đã phát hiện về sự tồn tại của 02 tài liệu đều do Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện (chỉ từ nói chung - "trong giáo dục" thành nói riêng - "trong tường phổ thông"), gồm: "Nâng cao năng lực quản lý tài chính tài sản trong giáo dục" lưu hành tháng 6/2010 và "Quản lý tài chính, tài sản trong trường phổ thông" - in xong và nộp lưu chiểu quý 4/2018. 

Đáng chú ý, tác giả của cả hai tài liệu nói trên đều do Thạc sĩ Phan Thị Thúy Ngọc đứng đầu; nhiều chương/mục giống nhau (nội dung cuốn Quản lý tài chính, tài sản trong trường phổ thông có chỉnh lý, cập nhật cho phù hợp với quy định hiện tại);…

Theo tìm hiểu của chúng tôi, có đến khoảng 70% nội dung do Thạc sĩ Phan Thị Thúy Ngọc thực hiện; định hướng, "khung sườn" của tài liệu cũng là chất xám của Thạc sĩ Phan Thị Thúy Ngọc; Thạc sĩ Phan Thị Thúy Ngọc không sử dụng các tài liệu do nhóm thực hiện chương trình "Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục" mang về (tài liệu khống hoặc khảo sát không đúng đối tượng, không đúng kế hoạch - PV);...

Thêm nữa, số tiền tác giả Phan Thị Thúy Ngọc thực lãnh chỉ 30 triệu đồng cho phần thực hiện 70% nội dung cuốn Quản lý tài chính, tài sản trong trường phổ thông, nhỏ hơn rất nhiều (chỉ bằng 1/20) so với số tiền 600 triệu đồng mà Bộ GD&ĐT cấp cho Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh để thực hiện chương trình này (?!).

Về các khoản chi nói trên, như Tieudung.vn đã thông tin, nhóm thực hiện Chương trình "Chương trình bồi dưỡng Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục cho công chức, viên chức ngành giáo dục" đã có dấu hiệu tham ô tiền ngân sách Nhà nước, cụ thể:

Thứ nhất: Tự ý điều chỉnh (và được Hiệu trưởng Hà Thanh Việt đồng ý - PV) nhiều nội dung công việc khác với Tờ trình số 779. Cụ thể là việc tự ý bỏ nội dung “tổ chức hội thảo, hội nghị” bằng việc lấy ý kiến các chuyên gia. Những nội dung điều chỉnh này đã tạo thuận lợi cho nhóm thực hiện chương trình làm khống chứng từ để quyết toán tiền ngân sách. 

Thứ hai: Lập khống hồ sơ tài chính, phiếu khảo sát về khảo sát, đánh giá nhu cầu. Theo Kế hoạch 779, công việc đầu tiên khi xây dựng Chương trình bồi dưỡng Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục là phải tổ chức khảo sát đánh giá nhu cầu tại 10 tỉnh, thành phố (Gia Lai, Phú Yên, Đà Nẵng, Bình Định, Đăklăk, Quảng Nam, Cà Mau, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Kon Tum - PV). 

Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh đã cử đoàn đi khảo sát - đánh giá gồm 05 người: Ông Phan Minh Phụng (Phó Hiệu trưởng), ông Vũ Đình Bảy (Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, kiêm Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn giáo dục), bà Lê Thị Thanh Loan (Phụ trách phòng Quản trị, vừa được chuyển qua làm Phó phòng Kế hoạch - Tài chính), bà Phạm Bích Thủy (Đảng ủy viên, Trưởng khoa Quản lý giáo dục), ông Phạm Đào Tiên (Phó Trưởng phòng Đào tạo, kiêm Giám đốc Trung tâm tin học và ngoại ngữ).

Mặc dù không hề tổ chức đi khảo sát - đánh giá nhu cầu tại 10 tỉnh, thành phố nêu trên như trong Kế hoạch 779, nhóm này vẫn có “đầy đủ” chứng từ theo quy định để rút tiền từ ngân sách lên đến 246,5 triệu đồng.

Để hợp thức hóa chứng từ, hồ sơ, nhóm này đã liên hệ với một trường đại học tại TP Hồ Chí Minh để lấy phiếu khảo sát nhu cầu từ các học viên đang theo học các lớp do trường này tổ chức và các sinh viên đang học tại trường này. Vì vậy, các phiếu khảo sát này đã không đúng đối tượng, không đúng kế hoạch và chỉ lấy “cho có” của học viên đang học các lớp của trường và sinh viên đại học.

Thứ ba: Lập khống hợp đồng và phiếu chi trong việc viết Chuyên đề. Theo quy định, nhóm thực hiện chương trình phải tổ chức triển khai viết 14 chuyên đề, với số tiền là 12.000.000 đồng/chuyên đề. Các cá nhân tham gia viết chuyên đề trong hồ sơ thanh quyết toán tiền ngân sách gồm bà Thủy (5 chuyên đề, 60 triệu đồng), ông Phụng (3 chuyên đề, 36 triệu đồng), ông Bảy (4 chuyên đề, 48 triệu đồng ), bà Loan (2 chuyên đề, 24 triệu đồng).

Với việc làm khống hợp đồng viết chuyên đề và chi nhận tiền viết chuyên đề, nhóm này đã chiếm đoạt hàng chục triệu đồng trong tổng 168 triệu đồng để viết 14 chuyên đề.

Thứ tư: Tổ chức nghiệm thu chương trình sai quy định. Cơ sở pháp lý quan trọng để quyết toán 600 triệu đồng là Biên bản nghiệm thu Chương trình, Tài liệu. Tuy nhiên, thực tế việc nghiệm thu này đã được lập hồ sơ khống (không có kế hoạch, không có khách mời, không có ngày-giờ tổ chức nghiệm thu, một chương trình lớn mà không thông báo, đăng tin,…).

Thứ năm: Gian dối, giả mạo trong việc “Tổ chức lớp bồi dưỡng thể nghiệm” và lập chứng từ khống để thanh toán chi phí mở lớp thể nghiệm.

Chúng tôi được biết, nhóm thực hiện chương trình đã “phù phép” biến “Lớp cập nhật kiến thức quản lý tài chính, tài sản dành cho Chủ tài khoản và cán bộ kế toán trong trường học” tổ chức tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 3 TP Đà Nẵng (đây là lớp dịch vụ, có thu học phí 1.000.000 đồng/học viên, tổng kinh phí là 235 triệu đồng) thành lớp thể nghiệm của Chương trình bồi dưỡng “Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục” theo như Kế hoạch 779 đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Theo Kế hoạch 779, nhóm thực hiện chương trình phải mở 2 lớp bồi dưỡng thí điểm cho giáo viên trong Trường với tổng kinh phí 200.000.000 đồng, học viên được học miễn phí, và nguồn chi là kinh phí không thường xuyên NSNN (trong gói 600 triệu Bộ GD&ĐT cấp), thế nhưng nhóm thực hiện chương trình này đã tự ý lấy lớp dịch vụ của Trường  để quyết toán thành lớp thí điểm như trong Kế hoạch 779.

Sự giả mạo công tác trắng trợn và nghiêm trọng để rút tiền ngân sách nói trên hiện đã hoàn thành, khi mà toàn bộ chương trình bồi dưỡng "Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục" nói trên đã được nghiêm thu, giải ngân.

Tieudung.vn sẽ tiếp tục thông tin vấn đề này.

Nhóm PV

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Rơi vào “lưới tình”, người phụ nữ mất gần 9 tỷ đồng khi đầu tư tiền ảo
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra vừa tiếp nhận trình báo...
 
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh
(Tieudung.vn) Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với...
 
Luật Thủ đô 2024: Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất
(Tieudung.vn) Quá trình đô thị hóa mang lại những thay đổi tích cực cho diện mạo Thủ đô, nhưng...

Muôn màu

Lịch âm 4/4 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 4/4/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 4/4/2025? Lịch vạn niên 4/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 3/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình tài lộc khá tốt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ năm ngày 3/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, tài lộc khá tốt,...
 
Lịch âm 3/4 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 3/4/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 3/4/2025? Lịch vạn niên 3/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...

Du lịch - Ẩm thực

Ăn bánh cuốn xứ Thanh giữa lòng thành phố mang tên Bác
(Tieudung.vn) Là món ăn dân dã, được làm từ bột gạo, nhân tôm, thịt, mộc nhĩ. Bánh cuốn xứ...
 
Bí quyết giúp nướng thịt thơm ngon, an toàn sức khỏe
(Tieudung.vn) Món nướng luôn được mọi người yêu thích nhưng khi chế biến rất dễ bị cháy làm cho...
 
Rau muống xào tỏi lọt top 100 món rau ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Mới đây, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas đã công bố 100 món rau ngon nhất...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.05653 sec| 922.422 kb