Ai tham mưu đề xuất để UBND TP Hồ Chí Minh "xé rào"?
Điều lệ Trường đại học 2014 của Chính phủ quy định về "Bầu Hiệu trưởng, công nhận và không công nhận Hiệu trưởng" như sau:
"Hiệu trưởng Trường đại học tư thục do HĐQT bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và phải được trên 50% tổng số thành viên HĐQT đồng ý; được Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính ra quyết định công nhận…
Hồ sơ gồm: Tờ trình của HĐQT đề nghị công nhận Hiệu trưởng, trong đó nêu rõ quy trình bầu; sơ yếu lý lịch, lý lịch khoa học và bản sao bằng Tiến sĩ (nếu là bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được Bộ GD-ĐT công nhận) của người được đề nghị công nhận Hiệu trưởng..."
Bà Nguyễn Thị Thu ký Quyết định 797/QĐ-UBND căn cứ vào tờ trình và đề nghị của Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh. |
Như vậy, để được công nhận là Hiệu trưởng, trước hết bằng Tiến sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho ông Trần Quang Nam phải được Bộ GD-ĐT công nhận. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT (cơ quan đề nghị), UBND TP Hồ Chí Minh (cơ quan ký công nhận) không rõ vì sao đã "xé rào" công nhận Hiệu trưởng cho ông Nam, dù Bộ GD-ĐT chưa từng ra văn bản công nhận bằng cấp (!?)
Bộ GD-ĐT chậm trễ hay từ chối công nhận bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho ông Trần Quang Nam? Câu trả lời có thể nằm ở chính đường học hành của ông Trần Quang Nam ?! |
Theo đó, ông Nam học Tiến sĩ tại Business School Lausanne (Thụy Sĩ) theo chương trình 300 Tiến sĩ - Thạc sĩ trẻ do Sở KHCN TP Hồ Chí Minh làm đầu mối. Ở chương trình này, người trúng tuyển được nhà nước cho vay tiền đi học, miễn hoàn trả nếu tốt nghiệp giỏi, xuất sắc.
Và trước khi học Tiến sĩ, ông Nam đã trải qua quá trình học Thạc sĩ tại Southern California University for Professianal Studies - SCUPS, không hẳn là học từ xa, mà là một chương trình liên kết đào tạo.
Ông Trần Quang Nam theo học tại Califonia Southern University như ông Nguyễn Xuân Anh - Nguồn ảnh: ĐH HUFLIT, Vietnamnet, Zing.vn. |
Cụ thể, Bộ GD-ĐT có cho phép thử nghiệm chương trình liên kết giữa ĐH Bách khoa Hà Nội và SCUPS, tuyển sinh các khóa 1999, 2000 và 2001. Đáng chú ý, chương trình này có một học viên là cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (học Thạc sĩ, Tiến sĩ giai đoạn 2001-2002 và 2005-2006).
Về quá trình đào tạo, như chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Đắc Trung - ĐH Bách khoa Hà Nội: Trường chỉ có nhiệm vụ đưa thông tin tuyển sinh và bố trí địa điểm học. Toàn bộ quá trình xét hồ sơ thí sinh, công nhận học viên, cử giảng viên SCUPS giảng dạy, nội dung các học phần, tài liệu học tập, tham khảo, đánh giá kết quả học tập, xét tốt nghiệp, cấp bằng... đều do SCUPS đảm nhiệm.
UBKT Trung ương sau đó đã kết luận vi phạm đối với cựu Bí thư TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh: Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và quy định những điều Đảng viên không được làm.
Tới đây, bạn đọc hãy tự trả lời vì sao bằng cấp của ông Trần Quang Nam chưa hoặc sẽ không được Bộ GD-ĐT công nhận.
Ông Nguyễn Huỳnh Long có "né" trách nhiệm, thờ ơ trước những nguy cơ?
Như đã thông tin, các khuất tất về bằng cấp Hiệu trưởng Trần Quang Nam không phải tới bây giờ mới "dậy sóng", mà đã được đem ra cuộc họp đầu tháng 6/2018, có sự tham dự của ông Nguyễn Huỳnh Long – Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ Sở GD-ĐT.
Hơn 2 tháng sau, vào ngày 3/8/2018, HĐQT ĐH HUFLIT lại họp bất thường, thế nhưng ông Nguyễn Huỳnh Long bất ngờ có dấu hiệu thờ ơ, với nhận định khá vội vàng: Ông Nam là Hiệu trưởng hợp pháp của ĐH HUFLIT vì đã được UBND TP Hồ Chí Minh ký công nhận (?!).
Phát biểu của ông Nguyễn Huỳnh Long gây hoài nghi, bởi là một nhà quản lý, ông không thể không nắm rõ: Theo Luật Giáo dục Đại học và Điều lệ Trường Đại học, Hiệu trưởng có bằng tốt nghiệp ở nước ngoài phải được cơ quan chức năng thuộc Bộ GD-ĐT công nhận; Hiệu trưởng sẽ bị miễn nhiệm nếu sử dụng văn bằng giả hoặc văn bằng không được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Hơn nữa, ông Long không thể không biết rằng, một quyết định của UBND cấp tỉnh không thể đứng trên Luật và Điều lệ do Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành!
Ngoài ra, trước những tranh cãi về bằng cấp của Hiệu trưởng Trần Quang Nam, ông Nguyễn Huỳnh Long còn dùng những lời lẽ có nội dung miệt thị cán bộ, đảng viên dám đứng lên góp ý, tố cáo sai phạm. Những từ như "có tiêu cực"; "lợi dụng báo chí để kích động";… từ một lãnh đạo Sở GD-ĐT đã khiến những người liên quan và báo chí chống tiêu cực đau xót, phẫn nộ.
Như đã phân tích, vì Bộ GD-ĐT chưa công nhận bằng cấp của ông Trần Quang Nam dù đã gửi hồ sơ tới 02 lần, nên ông Nam không đủ điều kiện được công nhận là Hiệu trưởng theo luật định. Từ đó, các văn bằng do Hiệu trưởng Trần Quang Nam ký cấp sắp tới sẽ khó đầy đủ giá trị pháp lý, đứng trước nguy cơ phải thu hồi, cấp lại.
Sự cố này đã có tiền lệ. Cụ thể, vào tháng 3/2016, ĐH Văn Lang đã phải thu hồi, cấp lại văn bằng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người học. Nhưng tới nay, chưa thấy cơ quan quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh xem đây là vấn đề cần phải xử lý rốt ráo, thông tin trung thực, kịp thời tới báo chí và người học (!?).
Ông Trần Quang Nam nhận tới 04 đầu lương/phụ cấp với số tiền rất cao, trong khi cán bộ lãnh đạo khác kiêm nhiệm chỉ được nhận vài triệu đồng/tháng. |
Về trách nhiệm nếu để hậu quả xảy ra, ông Nguyễn Huỳnh Long nhấn mạnh: Nếu sai, UBND TP Hồ Chí Minh sẽ là nơi chịu trách nhiệm đầu tiên.
Phát ngôn trên chưa cho thấy sự thẳng thắn và đầy đủ về trách nhiệm, bởi chính ông Long là Ủy viên HĐQT ĐH HUFLIT, Phó Bí thư Đảng ủy - Trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ Sở GD-ĐT, có vai trò và trách nhiệm đầu tiên và quan trọng trong hàng loạt công tác: Tổ chức bầu chọn, tham mưu, đề nghị Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ký công nhận Hiệu trưởng cho ông Trần Quang Nam..., khi bằng cấp của ông Nam chưa được Bộ GD-ĐT công nhận (?!).
Dư luận hiện sẽ khó đặt trọn niềm tin vào sự liêm chính, khách quan, vô tư và quyết liệt của ông Nguyễn Huỳnh Long, khi ông này đang được HĐQT ĐH HUFLIT trả "phụ cấp" với số tiền không nhỏ.
Những lùm xùm tại ĐH HUFLIT hiện có dấu hiệu bị "lái" sang câu chuyện trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, khiến dư luận quên mất rằng các khoản lương, phụ cấp, thù lao… tiền tỉ của Hiệu trưởng có thể mới chính là căn nguyên của khiếu nại tố cáo liên miên. Theo đó, ngoài lương và phụ cấp Hiệu trưởng 52.546.000 đồng, ông Nam còn được thêm 9.660.000 đồng tiền ủy viên HĐQT, 19.950.000 đồng tiền Trưởng Ban Sau Đại học, 19.950.000 đồng tiền Viện trưởng Viện Hàn Quốc học. Ngoài ra, ông Nam còn nhận nhiều khoản thù lao, trực Tết, nghỉ phép, chỉ đạo,… từ vài trăm tới hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, tiền "trực Tết" trong 09 ngày của ông Nam cao hơn lương cả năm nhọc nhằn của nhiều cán bộ, nhân viên, đã và đang gây hoài nghi, bức xúc... |
Kỳ 5: Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh có lường được nguy cơ xấu xảy ra với xã hội và người học tại HUFLIT?
(Tieudung.vn) - ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh (HUFLIT) vừa tổ chức họp HĐQT ngày 3/8/2918, có sự tham dự của ông Nguyễn Huỳnh Long – Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ Sở GD & ĐT TP Hồ Chí Minh. Ông Long đồng thời là Ủy viên HĐQT HUFLIT, được trường trả "phụ cấp" với số tiền không nhỏ. |
(Còn tiếp)