Trước đó, theo Cục Quản lý chất lượng, đơn vị này đã có trả lời ông Trần Quang Nam về hồ sơ đề nghị công nhân văn bằng Tiến sĩ tại công văn số 2265/QLCL-CNVB ngày 2/10/2018.
Chỉ sang Thụy Sĩ 2,5 tháng trong khi chương trình đạo tạo Tiến sĩ kéo dài tới 3 năm (?!)
Trả lời cho Đại học HUFLIT, về văn bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của ông Nam: Ông Nam học theo chương trình hợp tác đào tạo từ xã giữa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Southern California University for Professional Studies (Hoa Kỳ) khóa 2000-2002. Văn bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh do Southern California University for Professional Studies cấp cho ông Nam trong thời gian Trường chưa được kiểm định nên văn bằng Thạc sĩ chưa đủ cơ sở để công nhận.
Hiệu trưởng Trần Quang Nam trong Lễ trao Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Đà Nẵng tổ chức đánh giá và công nhận. Ảnh: http://huflit.edu.vn. |
Về văn bằng Tiến sĩ Quản trị kinh doanh do Trường Kinh doanh Lausanne (Thụy Sĩ) cấp: Trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Thông tin Quốc gia về công nhận văn bằng Thụy Sĩ, Trường Kinh doanh Lausanne không có tên trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được công nhận tại Liên bang Thụy Sĩ. Hơn nữa, Trường Kinh doanh Lausanne là cơ sở giáo dục tư thục không thuộc hệ thống giáo dục đại học của Thụy Sĩ. Văn bằng do Trường Kinh doanh Lausanne cấp không đáp ứng điểm c khoản 1 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ GD-ĐT.
Theo Báo cáo thực hiện tiến trình Bologna giai đoạn 2005-2007 của Liên bang Thụy Sĩ, chỉ các trường đại học bang và các Học viên Công nghệ liên bang mới được phép đào tạo và cấp bằng Tiến sĩ (doctorate) trong hệ thống giáo dục đại học của Thụy Sĩ. Điều này tiếp tục được khẳng định ở quy định hiện hành của hệ thống giáo dục Thụy Sĩ 2018.
Bên cạnh đó, theo thư trả lời của State Secretariat for Education, Reseach an Innovation SERI (cơ quan thẩm quyền về giáo dục của Thụy Sĩ), văn bằng DBA của ông Nam là văn bằng thuộc nghề nghiệp không quy định hay nghề nghiệp tự do (unregulated profession) và không tương đương với văn bằng Tiến sĩ trong hệ thống nghề nghiệp có quy định trình độ. Những trường hợp không phải là văn bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp thì cơ quan thẩm quyền về giáo dục này không công nhận.
Cục QLCL của Bộ Giáo dục và Đào đạo không công nhận bằng Tiến sĩ của ông Trần Quang Nam. |
Mặt khác, theo thông tin Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an cung cấp, ông Nam chỉ sang Thụy Sĩ 2,5 tháng trong chương trình đào tạo Tiến sĩ 3 năm của Trường Kinh doanh Lausanne.
Do đó, Cục Quản lý chất lượng chưa đủ cơ sở để công nhận văn bằng Tiến sĩ của ông Nam.
Cần làm rõ thiếu sót trong quy trình bổ nhiệm và những "lùm xùm" về tài chính
Như Tieudung.vn đã thông tin về những thiếu sót trong Quyết định công nhận của UBND TP Hồ Chí Minh về công nhận ông Trần Quang Nam là Hiệu trưởng Đại học HUFLIT khi chưa đủ điều kiện.
Cụ thể, sau khi có bằng Thạc sĩ từ xa giống cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, ông Nam học Tiến sĩ tại Business School Lausanne (Thụy Sĩ) theo chương trình 300 Tiến sĩ - Thạc sĩ trẻ TP Hồ Chí Minh do Sở KHCN làm đầu mối. Ở chương trình này, người trúng tuyển được Nhà nước cho vay tiền đi học, miễn hoàn trả nếu tốt nghiệp giỏi, xuất sắc.
Trưởng phòng TCCB Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Huỳnh Long - Ảnh: hcm.edu.vn. |
Học xong Tiến sĩ, ông về Đại học Sài Gòn, sau đó qua Đại học HUFLIT rồi được bầu làm Hiệu trưởng khi các bằng cấp chưa được Bộ GD-ĐT công nhận.
Về phía cơ quan tham mưu cho UBND TP Hồ Chí Minh ký đóng dấu: Theo điều tra, Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh có đại diện trong HĐQT Đại học HUFLIT là ông Nguyễn Huỳnh Long – Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng TCCB. Tuy nhiên, dù hồ sơ ông Trần Quang Nam chưa đủ các văn bản về công nhận bằng cấp, ông Long vẫn khẳng định ông Trần Quang Nam là Hiệu trưởng hợp pháp vì đã được UBND TP Hồ Chí Minh ký công nhận (!?).
Phát biểu của ông Long đã gây bất ngờ lớn, bởi là một nhà quản lý, ông không thể không nắm rõ: Theo Luật Giáo dục Đại học 2012, Điều lệ Trường Đại học 2014, Hiệu trưởng có bằng tốt nghiệp ở nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ GD-ĐT công nhận. Đồng nghĩa với việc Quyết định 797/QĐ-UBND do Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ký ngày 1/3/2016 về công nhận Hiệu trưởng cho ông Trần Quang Nam trái với Điều lệ trường Đại học 2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bên cạnh những "uẩn khúc" liên quan tới quy trình công nhận Hiệu trưởng, những "lình xình" về tài chính, tiền bạc của ông Nam khi làm Hiệu trưởng Đại học HUFLIT cũng khiến dư luận đặt dấu hỏi không ngớt.
Như tin đã đưa, ngoài lương và phụ cấp Hiệu trưởng hàng tháng 52.546.000 đồng, ông Nam còn được thêm 9.660.000 đồng tiền ủy viên HĐQT, 19.950.000 đồng tiền Trưởng Ban Sau Đại học, 19.950.000 đồng tiền Viện trưởng Viện Hàn Quốc học. Ngoài ra, ông này còn nhận nhiều khoản thù lao, trực Tết, nghỉ phép, chỉ đạo,… từ vài triệu tới hàng chục triệu đồng, trong điều kiện HUFLIT đang gặp nhiều khó khăn khi xây dựng trụ sở mới, nguồn thu chính của HUFLIT là từ người học,...
Kỳ 2: Hiệu trưởng ĐH HUFLIT Trần Quang Nam có khai man lý lịch?
(Tieudung.vn) - Theo điều tra của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Trần Quang Nam học Thạc sĩ tại "Southern California University – Hoa Kỳ", là 03 chữ cái đầu của "Southern California University for Professianal Studies" (năm 2007 được đổi tên thành California Southern University). |
Kỳ 6: Đại học HUFLIT và lời cảnh tỉnh "thượng bất chính, hạ tắc loạn"
(Tieudung.vn) - Sau 05 kỳ báo đề cập thẳng vào những khuất tất về bằng cấp, các khoản thù lao, trực Tết, nghỉ phép… của Hiệu trưởng Đại học HUFLIT Trần Quang Nam, bạn đọc báo Kinh tế & Đô thị đã chính thức được biết rằng: Ông Trần Quang Nam học thạc sĩ cùng ông Nguyễn Xuân Anh (cựu Bí thư Đà Nẵng); Bằng cấp của ông Nam chưa được Bộ GD-ĐT công nhận… |
Tieudung.vn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Trường Giang