Chủ nhật , 08/09/2024, 15:56 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thương mại điện tử: Động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tự tin vươn ra biển lớn

Thương mại điện tử: Động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tự tin vươn ra biển lớn
(Tieudung.vn) - Sáng nay (ngày 22/5/2024) tại Hà Nội, Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 - Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu” chính thức diễn ra.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, doanh số thương mại điện tử bán lẻ có mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong 10 năm qua, đưa Việt Nam lọt top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất khu vực và thế giới.

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng xuất khẩu.

Thương mại điện tử: Động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tự tin vươn ra biển lớn

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - bày tỏ: Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” là một sáng kiến của Amazon và được sự bảo trợ của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương với mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2022 - 2026, từ đó nâng cao năng lực và mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp thông qua thương mại điện tử. Thời gian qua, với sự kết nối hiệu quả từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling, các doanh nghiệp Việt Nam đã tự tin vươn ra biển lớn, chinh phục thị trường toàn cầu nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đang triển khai nhóm giải pháp xây dựng thị trường thương mại điện tử và nâng cao lòng tin của người trong thương mại điện tử. “Bên cạnh những hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy tiêu thụ nội địa các sản phẩm địa phương qua cũng được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chú trọng. Thời gian qua, Bộ Công Thương với đầu mối là Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đang phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố (Sở Công Thương) triển khai chuỗi các hoạt động liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử, đào tạo nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho các địa phương, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi số; quảng bá các sản phẩm đặc trưng địa phương trên Sàn Việt và các nền tảng số” - bà Huyền nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử lớn trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp khu vực phía Bắc vì một số nguyên nhân như: Nguồn nhân lực về thương mại điện tử xuyên biên giới còn chưa đáp ứng được yêu cầu; thiếu thông tin về xu hướng các quy định liên quan của thị trường nước ngoài; các kỹ năng, kiến thức về xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới còn nhiều hạn chế.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Gijae Seong - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho hay, là đơn vị tiên phong với 5 năm đặc nền móng và thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam, Amazon Global Selling quan sát và nhận thấy rõ năng lực sản xuất, quá trình chuyển đổi số cũng như tinh thần khởi nghiệp năng động trong nước. Đây là cơ hội để Amazon Global nắm bắt và mở khoá kinh doanh toàn cầu cho doanh nghiệp địa phương.

Sau 5 năm Amazon Global Selling tổng hợp và công bố 5 xu hướng phát triển quan trọng, đặt nền móng cho ngành xuất khẩu qua thương mại điện tử sôi động, mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp Việt. Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon tăng trên 300% trong 5 năm qua. Cùng đó, thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng thành công của doanh nghiệp Việt. 

Đặc biệt, trong thời gian này, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình đăng ký thương hiệu của Amazon tăng gấp 35 lần. Đáng lưu ý, doanh nghiệp ngày càng hiểu rõ và tinh giản quá trình mở rộng, vận hành kinh doanh toàn cầu. Mặt khác đa dạng danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất.

Theo ông Gijae Seong, chương mới của Amazon Global Selling là thúc đẩy cất cánh thương mại điện tử Việt Nam tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng tâm gồm: ươm mầm nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho Việt Nam; thúc đẩy mạng lưới cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới; kết nối và tăng cường nội lực cho sản xuất địa phương; quảng bá thương hiệu Việt ra thế giới.

Ông Ngô Sĩ Hoài - Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam - cho rằng, thời gian qua, công nghiệp gỗ VIệt Nam phải dựa vào một số yếu tố như: Nhân công giá rẻ, rừng trồng có sẵn trong khi năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu rất kém. Việc tham gia thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội xuất khẩu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Để phát triển, các doanh nghiệp sẽ phải thích ứng trong môi trường cạnh tranh mới.

Về việc chuyển đổi sang kinh doanh thương mại điện tử trực tuyến của các doanh nghiệp trong ngành, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, dệt may là ngành phát triển rất nhanh. Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may đã tăng 7% so với 2023, đạt kim ngạch 12 tỷ USD. Dù vậy, các thương hiệu Việt vẫn còn ít tên tuổi xuất hiện trong bản đồ dệt may thế giới. Đây là điểm yếu của các doanh nghiệp.

“Để thương hiệu dệt may Việt Nam đến với thế giới, các doanh nghiệp dệt may Việt phải thay đổi nhiều, cả về phương thức xuất khẩu cũng như tăng cường chuyển sang thiết kế”, ông Cẩm nói.

Các đại biểu tham dự hội nghị cũng cho rằng, khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới, các doanh nghiệp Việt không thể mang tư duy kinh doanh ngắn hạn, tiểu xảo, chụp giật vì rất dễ bị tuýt còi. Việc kinh doanh bài bản, có chiến lược đi kèm bảo vệ thương hiệu sẽ là con đường tốt nhất để gắn kết, mở rộng khách hàng trong kinh doanh.

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Các hành vi bị nghiêm cấm khi hành nghề công tác xã hội
(Tieudung.vn) Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2024/NĐ-CP về công tác xã hội, trong đó quy định cụ...
 
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng
(Tieudung.vn) Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố bị can, bắt giam 2 bảo...
 
Vụ nhiều trẻ em bị bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: UBND quận 12 nói gì?
(Tieudung.vn) Ngày 5/9, UBND quận 12 đã có báo cáo kết quả xử lý vụ việc liên quan đến vụ...

Muôn màu

Tử vi ngày 8/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Nhân Mã cần chú ý bảo vệ mắt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 8/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Nhân Mã cũng cần...
 
Các biện pháp phòng, tránh tai nạn cây đổ do mưa bão
(Tieudung.vn) Khi bão số 3 đổ bộ, dông lốc và gió giật mạnh có thể làm ngã đổ cây...
 
Tử vi ngày 7/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Bảo Bình nên lập kế hoạch cụ thể
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 7/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Khả năng cao thời...

Du lịch - Ẩm thực

“Vũ trụ Vin” phục vụ 6 triệu lượt khách trong 3 ngày đầu nghỉ lễ 2/9
(Tieudung.vn) Chỉ trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh, các điểm đến du lịch nghỉ dưỡng,...
 
Việt Nam được tôn vinh là Điểm đến hàng đầu châu Á
(Tieudung.vn) Tối ngày 3/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế...
 
TP Hồ Chí Minh đón khảng 980.000 khách du lịch trong dịp Lễ Quốc khánh
(Tieudung.vn) Ngày 3/9, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, tạm tính trong 4 ngày nghỉ Lễ...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.38650 sec| 882.32 kb