Trong đó, 5 sàn thương mại điện tử gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop ghi nhận doanh số 143.900 tỷ đồng với 1,533 triệu sản phẩm (tăng 54.91% và 65.55% so với cùng kỳ 2023). Bên cạnh đó, nửa năm 2024 ghi nhận sự gia tăng trong thị phần các Shop Mall khi tăng trưởng 12.29% so với cùng kỳ năm 2023.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Mức tăng trưởng này phản ánh sự phát triển bền vững của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, đồng thời cho thấy khả năng tận dụng cơ hội của các doanh nghiệp khi sự dịch chuyển mua sắm từ offline sang online đang diễn ra mạnh mẽ.
Các ngành hàng làm đẹp, thời trang nữ và nhà cửa, đời sống vẫn dẫn đầu về doanh số và sản lượng trên cả 5 sàn điện tử. Đáng chú ý, ở phân khúc sản phẩm giá rẻ, dưới 200.000 đồng vẫn duy trì sức hấp dẫn với thị phần tăng 3% so với cùng ký năm trước (lý do được đưa ra là tình hình kinh tế khóa khăn dẫn đến việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm giá cả phải chăng, phù hợp túi tiền.
Ngoài ra, nửa đầu năm 2024, thương mại điện tử chứng kiến sự thống trị của các thương hiệu lớn của ngành điện thoại - máy tính bảng cho thấy nhu cầu mạnh mẽ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm công nghệ.
Theo phân tích của Metric, mùa tựu trường (cuối tháng 8 và đầu tháng 9) luôn là thời điểm vàng cho ngành hàng văn phòng phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Doanh số ngành hàng này trong hai tháng qua tăng mạnh, do người dùng đổ xô mua sắm để chuẩn bị cho năm học mới. Các sản phẩm phổ biến được người Việt quan tâm là bút, sổ, giấy các loại, với mức giá phân khúc rẻ, dưới 50.000 đồng.