Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng Việt Nam (NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT) cảnh báo các website lừa đảo người dùng Internet Việt Nam.
Danh sách các website giả mạo mới nhất
Trong tuần cuối cùng của tháng 4/2024, địa chỉ https://canhbao.khonggianmang.vn ghi nhận 286 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam.
Qua kiểm tra, phân tích có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, các trang thương mại điện tử như: Website giả mạo Công ty Tài chính TNHH HD SAISON, website giả mạo Dịch vụ công quốc gia, giả mạo ví điện tử MoMo, giả mạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam…
Cũng trong tuần cuối tháng 4, NCSC phát hiện có 83 trường hợp tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử của Việt Nam, trong đó có 50 trường hợp tấn công lừa đảo (Phishing), 33 trường hợp tấn công cài cắm mã độc.
Cục An toàn thông tin cũng đưa ra cảnh báo về việc phát tán mã độc, tấn công mã hóa dữ liệu (ransomware) qua các lỗ hổng của hệ thống của hệ thống thông tin.
Có thể thấy, trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng các hoạt động online của người dùng trên không gian mạng, các hành vi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng cũng trở nên phổ biến hơn. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, đối tượng lừa đảo đã thu thập trái phép thông tin cá nhân của người dân hoặc giả mạo các tổ chức tài chính, ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Các chuyên gia cho biết phương thức lừa đảo đa phần là giả mạo các trang sàn giao dịch mua bán đầu tư tài chính, tiền ảo và cờ bạc trái phép. Đặc biệt chiêu trò, cộng tác viên lừa đảo, bằng cách giả mạo thương hiệu các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và nước ngoài để dẫn dụ đầu tư, gây thiệt hại tài chính cho người dùng.
Theo thống kê, hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất là giả mạo thương hiệu, chiếm 72,6%; giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến chiếm 11,4%; còn lại là lừa đảo trúng thưởng, việc làm online, app cho vay...