Thứ 6, 22/11/2024, 02:32 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

“Thời kỳ hoàng kim” của “thiên đường” mua sắm Singapore đã “tắt”

“Thời kỳ hoàng kim” của “thiên đường” mua sắm Singapore đã “tắt”
(Tieudung.vn) - Khi Bangkok, Kuala Lumpur hay thậm chí cả thành phố Hồ Chí Minh lao lên vun vút với những mặt hàng giá cả bình dân, phù hợp với đông đảo người mua sắm hơn thì Singapore đang lặn ngụp trong nỗi buồn của "nền công nghiệp shopping" u ám.

Với nhiều du khách, châu Á quả thật là một thiên đường mua sắm tràn ngập các thương hiệu nổi tiếng. Từ những mặt hàng hiệu dành cho giới thượng lưu cho tới những khu phố mua sắm với giày Nike có giá chỉ hơn 400,000 đồng cho tới túi xách Chanel ngót nghét nửa triệu, bạn dường như không tài nào ngăn được dòng tiền của mình chảy vào túi các ông chủ thời trang tại lục địa đông dân nhất thế giới này.

Quốc đảo này được coi thiên đường mua sắm, với 7,25 tỷ USD đầu tư vào ngành bán lẻ trong 5 năm qua. Nhưng giờ, họ đang phải đối mặt với cảnh ế ẩm do suy thoái kinh tế và sức mua kém của du khách.

Đã không còn thời kỳ hoàng kim
Đã không còn thời kỳ hoàng kim...(Ảnh: Zing)

Dạo một vòng quanh khu vực Orchard Road, khu vực từng thu hút du khách với các trung tâm thương mại và các cửa hàng tiện dụng Nhật Bản như Takashimaya, bạn có thể cảm nhận được vẻ đìu hiu vắng vẻ của các cửa hàng thời trang. Đằng sau những tấm kính sáng choang, khuôn mặt các nhân viên và ông chủ ủ rũ khi cả ngày chẳng có mấy khách. Họ ngồi mơ về thời điểm vài năm trước, khi mà doanh số bán hàng của họ đạt kỷ lục và tăng cao mỗi năm.

Người ta thấy các nhân viên thu ngân trên , trong khi những nhân viên bán hàng sáng tạo trò “mini-golf”. Và đáng buồn hơn, 13 trong số 16 gian hàng ở tầng 5 của trung tâm mua sắm ấy không có người thuê.

Mặt bằng thương mại ở những vị trí mà mật độ người qua lại thấp càng vắng hơn. Chẳng hạn, ở khu vực phía tây Singapore, hơn 2/3 diện tích của một trung tâm mua sắm vẫn trống từ lễ khai trương cách đây gần hai năm.

Cửa hàng ế ẩm, vắng khách

Chỉ phục vụ được vài vị khách trong 5 giờ, Sam Goh lo lắng cửa hàng đồ thể thao của anh - LIV ACTIV, rồi cũng sẽ nối gót các thương hiệu khác rời khỏi phố mua sắm Orchard Road (Singapore).

"Trung tâm thương mại này giờ trống hoác", Goh rầu rĩ. Anh vừa phải thu hẹp một phần tư diện tích cửa hàng để giảm chi phí. Ở các quầy khác, nhân viên thu ngân rảnh rỗi ngồi chơi game trên điện thoại. Vài nhân viên bán hàng rủ nhau chơi mini golf dọc hành lang vắng vẻ. 13 trên 16 gian hàng tại tầng 5 không có ai thuê.

Khu mua sắm vắng vẻ
Khu mua sắm vắng vẻ.(Ảnh: Vnexpress)

Cảnh tượng này cho thấy những rằng Singapore vẫn giữ được đà tăng trưởng mạnh, nhu cầu trong nước vẫn ổn định và ngành bán lẻ sẽ phát triển nhờ du khách Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á là hoàn toàn sai lầm. Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng với Singapore, bởi bán lẻ, bán buôn và sản xuất là những yếu tố chính đóng góp cho GDP cũng như tạo ra việc làm trong nước.

Nguyên nhân từ bên trong?

 

Đằng sau câu chuyện "tụt dốc" này là những lý do tất yếu, tưởng chừng như chỉ chờ thời điểm để đến. Và có lẽ, giờ là thời điểm thích hợp cho ngành công nghiệp shopping của Singapore nhìn lại.

Sự ảm đạm của hoạt động bán lẻ là những dấu hiệu cho thấy các dự đoán đều không chính xác. Trước đây giới chuyên môn từng dự báo nền kinh tế Singapore sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, tạo điều kiện để duy trì mức cầu cao tại thành phố có dân số 5,5 triệu người. Họ cũng đoán mức chi tiêu của du khách thuộc tầng lớp trung lưu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, giới nhà giàu Trung Quốc đã không còn đổ xô sang Singapore để mua đồ hàng hiệu như trước đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và chiến dịch trấn áp nạn tham nhũng của Chính phủ. Trung Quốc còn cho xây dựng nhiều trung tâm mua sắm xa xỉ, thậm chí miễn thuế cho khách địa phương ở một số điểm nóng du lịch nhằm khuyến khích và thúc đẩy du lịch trong nước. Indonesia, Thái Lan và Malaysia cũng đã có hàng hiệu với giá rẻ hơn Singapore.

Ngành bán lẻ suy yếu đã trở thành một trong những khó khăn cho Singapore. Tới cuối năm 2017, gần 200.000 m2 mặt bằng bán lẻ sẽ không có người thuê.

Hồi tháng 2, doanh thu hàng may mặc và giày dép tại Singapore giảm 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số thương hiệu lớn như New Look của Anh và Celio của Pháp đang có kế hoạch đóng cửa chi nhánh tại Singapore trong năm nay.

Seth Koh – nhân viên hãng tín dụng SG Debt Busters cho biết năm nay số khách hàng là chủ cửa hàng có nhu cầu tìm giải pháp giảm nợ và xin phá sản đã tăng 23%. "Các nhà bán lẻ từng phất lên rất nhanh. Nhưng mọi thứ bắt đầu xấu đi khi Trung Quốc suy thoái", Koh nhận định.

Các yếu tố trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ. Chính sách ưu tiên việc làm cho người địa phương đã giảm số người nước ngoài tới sinh sống và làm việc tại Singapore. Tốc độ tăng lương được dự đoán sẽ giảm còn 2,5-3% trong năm 2016, so với mức trung bình 3,6% trong 10 năm qua.

"Rất khó để thay đổi tình hình hiện tại", Stephen Goh - Giám đốc Hiệp hội Doanh nghiệp phố Orchard nhận định, dựa trên thực trạng khan hiếm việc làm, nội tệ mạnh cũng như sức mua kém. Rất nhiều người đang đặt kỳ vọng và sự kiện mua sắm hàng năm kéo dài 10 tuần "The Great Singapore Sale". Các biển hàng hóa xuất hiện khắp nơi. Chuỗi cửa hàng Robinsons cũng đã giảm giá tới 70% nhiều loại mặt hàng được 2 tuần.

Lãi suất tăng cao cũng là nguyên nhân kìm hãm chi tiêu trong nước. Các chuyên gia tư vấn thế chấp cho biết nếu lãi tăng 1%, khoản trả hàng tháng cho một tầm trung tại đây sẽ tăng thêm 400 đôla Singapore.

“Trước đây gia đình tôi thường mua sắm gần như hàng tuần. Hiện tại chúng tôi chỉ mua hai tháng một lần”, Dino Ahmari, một quản lý cửa hàng 50 tuổi, tiết lộ.

Singapore không còn là mảnh đất màu mỡ cho các thương hiệu

Việc chính phủ Singapore quyết định tăng số lượng các trung tâm thương mại vào thời gian tới sẽ gia tăng áp lực lên giá thuê cũng như các khu "thương mại ma" với nhiều gian hàng trống. Theo kế hoạch, Singapore sẽ tăng hơn 376,000m2 diện tích sàn cho không gian bán lẻ trong vòng 3 năm tới.

Tưởng chừng như sự đìu hiu của các trung tâm thương mại chỉ là do khách hàng nhưng thực chất, các ông lớn của ngành thời trang cũng bắt đầu "chán" Singapore. Nhà phân phối của Marks & Spencer và Zara đã quyết định đóng cửa ít nhất 10 cửa hàng tại Singapore trong năm nay để chuyển hướng sang các thị trường giá rẻ hơn như Malaysia và Indoneisa.

Thương hiệu thời trang của New Look của Anh và Ceilo của Pháp cũng sẽ quyết định đóng cửa trong thời gian tới. Đại diện của New Look cho rằng, Singapore không còn nhiều tiềm năng như trước kia. Cửa hàng cuối cùng của thương hiệu này sẽ đóng cửa vào ngày 30/6.

Thực tế, ngay cả những khách hàng tiềm năng trong nước cũng không còn mặn mà với việc đi shopping tại các trung tâm thương mại lớn. Tính đến tháng 3/2016, chỉ số giá tiêu dùng tại Singapore đã giảm 17 tháng liên tục. Đây là mức suy giảm cao kỷ lục trong lịch sử đất nước này.

Nếu nền kinh tế tiếp tục sụt giảm như vậy, người dân sẽ cắt bớt chi tiêu, đặc biệt trong các mặt hàng cao cấp. Nhiều các trung tâm thương mại đã giảm giá cho thuê mặt bằng nhưng vẫn không có khách do sự ảm đạm của thị trường trong nhiều tháng qua.

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...
 
Chuyển Công an điều tra Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn
(Tieudung.vn) Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh...

Muôn màu

Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Căng thẳng mùa deadline cuối năm: Làm gì để giảm stress, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày?
(Tieudung.vn) “Dù công việc gia tăng mỗi ngày nhưng mình có cách giảm stress, thích nghi với deadline gấp...
 
Tử vi ngày 21/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư không nên quá căng thẳng
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ năm ngày 21/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Song Ngư không nên...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.36075 sec| 904.25 kb