Thứ 6, 27/09/2024, 10:56 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Sau mưa, nhiều tuyến đường ở TPHCM lại ngập nước lênh láng, vì sao?

Sau mưa, nhiều tuyến đường ở TPHCM lại ngập nước lênh láng, vì sao?
(Tieudung.vn) - Cứ đến mùa mưa, người dân TPHCM lại nơm nớp lo sợ tình trạng ngập nước ở nhiều tuyến đường trong Thành phố, điển hình như Nguyễn Hữu Cảnh, Phan Huy Ích, Thanh Loan.. Nhiều dự án chống ngập nước cho TPHCM đã được lập ra, nhưng đến nay vẫn tình trạng ngập nước vẫn chưa được cải thiện..

Chiều qua (ngày 20/5/2018), cơn mưa lớn kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ (từ 16h - 18h) đã khiến cho nhiều tuyến đường trên địa bản TP. Hồ Chí Minh ngập trog biển nước, nhiều cây xanh bị đổ. Nước ngập ở nhiều tuyến đường như Phan Huy Ích (Quận Gò Vấp), Thảo Điền, Quốc Hương (Quận 2), đường Thanh Loan (Quận 8), đường Nguyễn Hữu Cảnh (Quận 1)... khiến cho tình trạng giao thông ở các tuyến đường này bị ùn tắc, nhiều phương tiện giao thông bị chết máy, thậm chí hư hỏng.. 

ngập nước đường thanh loan, ngập nước, ngập nước tphcm
Mưa kèm theo gió lớn đã làm cho cây xanh có đường kính hơn 50cm ở góc đường Dương Quảng Hội - Thanh Loan (Quận 8) bị bật gốc, đổ ra đường, gây cản trở giao thông. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Trong cơn mưa lớn chiều qua kèm theo gió lớn đã khiến một gốc cây sa kê (gốc 50 cm) ở góc đường Dương Quảng Hội - Thanh Loan (Quận 8) bị bật gốc, đổ ra đường. Sự cố cây đổ kèm theo ngập nước khiến cho tuyến đường này bị ùn tắc, giao thông khó khăn. Nhiều phương tiện giao thông bị chết máy khi mực nước ngập lên đến 30 cm, nhiều người đã phải dắt bộ.

Vì sao cứ mưa lớn là TP. Hồ Chí Minh ngập nước?

Dù nhiều biện pháp chống ngập đã được TP. Hồ Chí Minh triển khai ngay từ khi bắt đầu mùa mưa, Trung tâm chống ngập thành phố đã lên kế hoạch và kịch bản ứng phó ngập nước trên địa bàn Thành phố, cắt cử nhân viên thoát nước đô thị trực ở các điểm ngập, chuẩn bị máy bơm công suất lớn để chống ngập ở các điểm ngập nặng.. nhưng tình trạng ngập nước sau mỗi cơn mưa lớn ở TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa được cải thiện là bao.

ngập nước đuòng phan huy ích, ngập nước
Sau cơn mưa chiều 19/5, nhiều tuyến đường ở TP. Hồ Chí Minh ngập nước nghiêm trọng, nhiều tuyến đường giao thông gần như tê liệt. Trong ảnh: Chiếc xe chết máy trên đường Phan Huy Ích do mực nước ngập qúa cao. Ảnh: Ngọc Tiến

Theo ông Đỗ Tấn Long (trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước mưa - Trung tâm điều hành chống ngập nước TP HCM), một trong những nguyên nhân chính khiến cho Thành phố vẫn chưa thể chống ngập hiệu quả là vì công tác triển khai quy hoạch chống ngập quá chậm. Theo ông Long, trong bản Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (quy hoạch 752), yêu cầu Thành phố đến năm 2020 phải xây dựng được 6000 km đường ống. Tuy nhiên, đến nay cả TP. Hồ Chí Minh mới chỉ có khoảng 2.590 km đường uống. Cũng theo bản quy hoạch 752, sẽ có 140 hồ điều tiết hỗ trợ thoát nước, nhưng trên thực tế vẫn chưa có hồ điều tiết nào ở TPHCM được xây dựng hoàn thành.

Công tác nạo vét kênh rạch cũng chỉ mới đạt được 1%. Bên cạnh đó, nhiều công trình thoát nước không đạt yêu cầu hoặc còn đang xây dựng chưa xong. Theo Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TP HCM (quy hoạch 1547) xác định triển khai 10 cống kiểm soát triều nhưng hiện mới đưa vào vận hành cống Nhiêu Lộc - Thị Nghè, số còn lại vẫn dang dở.

Nguyên nhân thứ 2 khiến cho công tác chống ngập nước ở TP. Hồ Chí Minh chưa hiểu quả là do không được chính xác lượng mưa do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Quy hoạch thoát nước mưa dựa vào yếu tố mưa trong 3 giờ tối đa đạt vũ lượng 95,91mm - tương ứng với đỉnh triều 1,32 m, tuy nhiên, nhiều cơn mưa trong thời gian vừa qua đã có lúc đạt tới 100-122 mm, tương ứng đỉnh triều 1,72 m. Chính sự quá tải đối với các cống thoát nước vốn chỉ được đầu tư đáp ứng tối đa lượng mưa 95,91mm, khiến cho nước ngập nặng ở nhiều tuyến đường trong Thành phố,

Nguyên nhân thứ 3 là do tình trạng đất lún mỗi năm thêm 5 - 10mm ở một số khu vực như huyện Bình Chánh; phía Nam quận Bình Tân, quận 8; phía Tây quận 7; Tây Bắc quận 2; Đông quận 12, Tây Nam quận Thủ Đức, Tây Bắc huyện Nhà Bè... Trong khi đó, mực nước biển do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có xu hướng dâng lên.

Một nguyên nhân nữa trên thực tế đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thoát nước trong và sau khi mưa là các cống thoát nước bị chiếm dụng. Trong 75 vị trí lấn chiếm chỉ xử lý được 16. Có những trường hợp bị lấn chiếm từ rất lâu, chính quyền địa phương phải rà soát hồ sơ, nguồn gốc pháp lý nên mất nhiều thời gian. Chưa kể, người dân vẫn còn thiếu ý thức vứt rác tại các nơi thoát nước như hố ga, khiến nước không kịp thoát dẫn đến ngập lụt.

>> Xem thêm: TP Hồ Chí Minh: Nỗi khiếp sợ ngập mùa mưa mang tên đường Phan Huy Ích!

Mưa lớn ngập đường Phan Huy Ích, Quận Gò Vấp, TPHCM:

Để chống ngập nước TP. Hồ Chí Minh, cần vốn 97.000 tỷ đồng?

Để thực hiện công tác chống ngập nước cho TP. Hồ Chí Minh theo 2 quy hoạch 752 và 1547, cần khoảng 97.000 tỷ đồng, tuy nhiên hiện Thành phố chưa biết phải lấy bởi nguồn lực hiện hữu không đủ để đáp ứng. Việc chậm công tác triển khai chống ngập, theo Các ngành chức năng của thành phố, phần lớn là do không đủ nguồn vốn để triển khai.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm chống ngập TP. Hồ Chí MInh, trong mới đây trước lãnh đạo thành phố cho rằng nhiều chỉ tiêu chống ngập trong thời gian qua chưa đạt là vì thiếu nguồn vốn. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng giải quyết ngập cho khu vực nội đô (từng được cam kết khánh thành vào dịp lễ 30/4 năm 2018) phải dừng thi công do ngân hàng chậm giải ngân. Dự kiến phải giữa năm sau mới có thể vận hành trở lại.

Tags:
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật

Vụ tranh chấp căn nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển phải chờ tòa xét xử
(Tieudung.vn) Những người thừa kế căn nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển kiện đòi nhà để bán, đã...
 
Bắt tạm giam cựu Giám đốc kinh doanh một công ty phân bón tham ô 2,7 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Ngày 26/9, thông tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh...
 
Xét xử cặp vợ chồng tự tạo công thức phân bón, bán phân chưa được phép lưu hành
(Tieudung.vn) Vợ chồng Bình và Quyên tự tạo công thức phân bón, bán ra thị trường khi không có...

Muôn màu

Tử vi ngày 27/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Sư Tử hãy xua tan mọi suy nghĩ tiêu cực
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 27/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Sư Tử hãy xua...
 
Người dân Thanh Hóa xa quê dâng hương tưởng nhớ Đức Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi
(Tieudung.vn) Trong không khí trang nghiêm, với tấm lòng thành kính, Đồng hương Thanh Hoá tại TP Hồ Chí...
 
Tử vi ngày 26/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Bọ Cạp sức khỏe không được tốt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ năm ngày 26/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Bọ Cạp sức khỏe...

Du lịch - Ẩm thực

Du lịch trang trại:
(Tieudung.vn) Mô hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái, hay du lịch sinh thái nông...
 
Văn hóa ''Quốc ẩm Việt Trà'' thúc đẩy kinh tế và ngoại giao quốc tế
(Tieudung.vn) Nếu như trong Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023, Trà đóng...
 
Cách chế biến măng tươi an toàn, tránh bị ngộ độc
(Tieudung.vn) Măng là món ăn được nhiều người yêu thích. Dù mang lại một số lợi ích nhưng măng...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.73734 sec| 876.352 kb