Chủ nhật , 06/10/2024, 23:52 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

"Sài Gòn có phở Tàu Bay - Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm"

"Sài Gòn có phở Tàu Bay - Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm"
(Tieudung.vn) - "Sài Gòn có phở Tàu Bay - Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm" là câu vè người Sài Gòn xưa khi nhắc đến thương hiệu phở Bắc nổi tiếng có mặt tại Sài Gòn từ năm 1954.

Cùng với nhiều từ miền Bắc du nhập vào Nam, có thể nói món phở Bắc là món ăn ghi dấu sâu nhất trong mỗi thực khách từ mọi miền đất nước đến du khách quốc tế gần xa,…

 

"Sài Gòn có phở Tàu Bay - Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm"

Vợ chồng ông Khang bà Hạnh chủ nhân Quán Phở Tàu Bay tại quận 10, TP Hồ Chí Minh ( áo đỏ) người đang lưu giữ nghề nấu phở gia truyền của gia đình từ 1954

“Phở Tàu Bay tại Sài Gòn xưa”

Người Sài Gòn đã quen thuộc với thương hiệu phở Tàu Bay gần 70 năm qua, cùng phở Hòa, phở Hùng hay phở Dậu...cái tên phở Tàu Bay có lẽ là thương hiệu lâu đời nhất ở Sài Gòn khi xuất hiện từ năm 1954.

"Nhà bố mẹ tôi năm 1960 ở sau lưng nhà thờ Bắc Hà. Tôi vẫn thường đi qua cái hẻm sát quán phở rồi quẹo trái đến ngã ba sau lưng nhà thờ, đi qua vài căn nhà là đến nhà bố mẹ của tôi. Năm thì mười họa tôi cũng được bố mẹ dẫn vào quán ăn phở Tàu Bay này. Tôi còn nhớ trước mặt quán băng qua đường Lý Thái Tổ là đồn Quân Cảnh, bây giờ là bệnh viện Nhi"- thực khách tên Văn Quân .

Phở Tàu Bay tuổi đời gần 70 năm, thực khách có thể thắc mắc vì hai cửa hiệu nằm ngay cạnh nhau, phở Tàu Bay từ khi ra đời, đã "đóng đô" tại 433 – 435 Lý Thái Tổ (nay thuộc phường 9, quận 10, TP Hồ Chí Minh). Quán do ông Phạm Đình Nhân, người miền Bắc gốc Nam Định, di cư vào Nam năm 1954 rồi mở quán phở mưu sinh.

"Bố tôi ngày xưa bán phở trên phố Bà Triệu, ông tên Phạm Đình Nhân nên người ta gọi là phở Nhân. Hồi có mấy ông lính tặng bố tôi cái mũ ca-lô, ông cụ quý lắm cứ đội suốt. Mấy người khách đến ăn thấy giống mũ phi công hay đội nên gọi bố tôi là ông tàu bay, rồi cái tên phở Tàu Bay cũng ra đời từ đó" - ông Phạm Đình Khang, con trai chủ thương hiệu phở Tàu Bay, kể.

"Sài Gòn có phở Tàu Bay - Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm"

Cửa hiệu Phở Tàu Bay năm 1954 tại Sài Gòn

Năm 1954, ông Nhân đem theo gia đình, cùng hương vị phở Tàu Bay từ miền Bắc di cư vào Nam. Lúc bấy giờ chỉ có một quán phở duy nhất nằm trên đường Lý Thái Tổ (ngày nay thuộc phường 9, quận 10, TP Hồ Chí Minh).

"Thời đó ở miền Nam ít người ăn phở. Khách ghé quán hầu hết là người miền Bắc, họ tới ăn để đỡ nhớ quê. Cũng có khách là người Nam, họ đến ăn thì muốn có thêm rau, giá, tương đen, đỏ… nhưng cụ nhà tôi kiên quyết nói không" - ông Khang kể lại.

Phở Tàu Bay thời đó còn khiến thực khách nhớ mãi với những tô phở có từng tên riêng như "tô xe lửa", "tô tàu thủy", "tô xe hơi"... Khởi thủy quán phở Tàu Bay khi còn ở Hà Nội, đóng đô gần ga xe lửa. Thực khách chỉ cần ăn một tô tại quán, với đầy ắp bánh phở, thịt bò chan cùng nước dùng béo, ngậy, thơm nức... là có thể no cả ngày. Bởi vậy, tô phở ở đây còn có tên "tô xe lửa" vừa để định vị nơi quán "đóng đô", vừa để diễn tả sự "siêu to, siêu khổng lồ" của tô phở.

Tên gọi này theo quán vào tới tận Sài Gòn, bởi thế, dân Sài Gòn gần 70 năm qua vẫn truyền tai câu vè: "Sài Gòn có phở Tàu Bay - Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm". Sau này tên gọi "tô tàu thủy", "tô xe hơi"... chỉ là để chỉ mức độ to nhỏ về kích thước của tô phở, theo như giải thích của chủ quán.

"Sài Gòn có phở Tàu Bay - Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm"

Tô Xe lửa tên quen thuộc của phở Tàu Bay Sài Gòn từ 1954

Tại sao Phở Tàu Bay hai cửa hàng liền kề nhau?

Hiện nay, thực khách thường bối rối khi tìm đến địa chỉ trên đường Lý Thái Tổ nhưng thấy tới hai quán Phở Tàu Bay nằm sát cạnh nhau. Một quán có biển báo và nhân viên mặc đồng phục vàng, quán còn lại biển báo và đồng phục nhân viên mang sắc đỏ.

"Quán nào cũng là phở Tàu Bay chính hiệu. Năm 1975, sau khi bố tôi mất, mấy người bà con bên nội của tôi từ ngoài Bắc mới vào Nam lập nghiệp, cũng là cái tình trong họ nên tôi tạo điều kiện để gia đình bên họ có cái mưu sinh, nên mới có quán kế bên mang áo vàng để tiện phân biệt với phở Tàu Bay chính hiệu áo đỏ. Người nào ăn phở ông cụ tôi xưa giờ thì thích ghé đây (phở Tàu Bay chính hiệu áo đỏ), không thì người ta ghé bên kia" - ông Khang, người con trai cả của cụ Nhân người khai sinh ra thương hiệu phở Tàu Bay giải thích.

Cũng theo ông Khang, quán nhà ông trước kia, thường nhất định không kèm rau thơm và giá sống cho khách ăn phở.

"Sài Gòn có phở Tàu Bay - Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm"

Cửa hiệu của Phở Tàu Bay tại đường Lý Thái Tổ (quận 10, TP Hồ Chí Minh)

"Người ta hay nói bố tôi bảo thủ, nhưng thực ra, ông cụ tôi sợ thêm rau, giá vào sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của phở. Sau khi ông cụ mất, bà cụ nhà tôi vì muốn chiều ý khách nên bảo cho thêm rau giá.

Tôi cũng thử nghiệm rồi, rõ ràng khi cho giá vào nó sẽ làm nhạt vị của nước phở nên tôi đấu tranh đến cùng, sau quyết định dẹp giá, chỉ cho thêm rau thơm ăn kèm.

Phần cũng vì tôi là con trai duy nhất của ông cụ nên vẫn muốn giữ lại chút hương vị truyền thống. Tự bản thân tôi cảm thấy, hương vị phở bây giờ chỉ đạt khoảng 80 - 90% so với thời ông cụ tôi nấu ngày xưa" - ông Khang cho biết.

Một thực khách lâu năm của phở Tàu Bay cho biết: "Lần đầu tiên tôi được ăn phở Tàu Bay là cuối tháng 4 năm 1976, cũng là lần đầu tiên từ Hải Phòng vào Sài Gòn, được ăn bát phở Bắc đúng nghĩa.

 

"Sài Gòn có phở Tàu Bay - Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm"

Các đầu bếp đang chế biến phở Tau Bay phục vụ thực khách

Trước kia phần lớn tôi chỉ ăn "phở không người lái" (phở không nhân). Cho nên khi được ăn tô "phở xe lửa" có thịt, tôi nhớ mãi, từ đó lại thi thoảng ghé ăn phở Tàu Bay" - ông Lê Thanh Cao, một Việt Kiều cao tuổi nhớ lại.

Phở Việt góp phần tạo nên bức tranh ẩm thực đa màu sắc, là nét nhấn ấn tượng trong ẩm thực Việt với du khách gần xa, không quá xa lạ với nhiều cửa hiệu phở Việt có mặt ở khắp mọi nơi từ các thành phố lớn ở châu á, châu âu, hay đông âu… Phở Tàu Bay là một trong nhiều thương hiệu lâu đời, trong danh bạ phở Việt được hậu thế lưu truyền, sẽ thiếu sót nếu chưa một lần ghé qua cửa hiệu duy nhất nằm trên đường Lý Thái Tổ, quận 10, TP Hồ Chí Minh để thưởng thức hương vị rất riêng trong làng phở Việt danh bất hư truyền.

Tags:
4 1 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Bà Trương Mỹ Lan bất ngờ
(Tieudung.vn) Tại phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB, bà...
 
Lừa đảo liên quan đến game trực tuyến
(Tieudung.vn) Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, việc các vật phẩm...
 
Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa gần 30 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Ngày 28/9, thông tin từ Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, lực lượng công...

Muôn màu

Tử vi ngày 7/10/2024 của 12 cung hoàng đạo: Bạch Dương gặp nhiều may mắn
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ hai ngày 7/10/2024 của 12 cung hoàng đạo, Bạch Dương gặp nhiều...
 
Tử vi ngày 6/10/2024 của 12 cung hoàng đạo: Bảo Bình không nên lãng phí thời gian
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Chủ nhật ngày 6/10/2024 của 12 cung hoàng đạo, Bảo Bình không nên...
 
Tử vi ngày 5/10/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử đừng nên cố chấp
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 5/10/2024 của 12 cung hoàng đạo, Song Tử đừng cố...

Du lịch - Ẩm thực

6 đặc sản của mùa Thu Hà Nội
(Tieudung.vn) Đến Hà Nội vào mùa Thu, du khách không chỉ được đắm mình trong vẻ đẹp lãng mạn...
 
6 loại đồ uống buổi sáng giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
(Tieudung.vn) Các loại nước như: nước chanh, trà gừng, nước ép nha đam... là những loại thức uống bạn...
 
Du lịch trang trại:
(Tieudung.vn) Mô hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái, hay du lịch sinh thái nông...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.74978 sec| 889.367 kb